Chiếm hữu là việc thực hiện trong thực tế bởi bản thân một người hoặc bởi người khác đã và đang nắm giữ một tài sản, một vật quyền, với ý chí hành động như người nắm giữ quyền đó, chiếm giữ ổn định, liên tục, công khai. Vậy thế nào là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật? Những trường hợp được chiếm hữu đó là gì? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
Chiếm hữu là gì?
– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ; chi phối tài sản một cách trực tiếp; hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
– Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình; và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm; thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi; khôi phục tình trạng ban đầu; trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại; hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
– Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Những trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật:
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Những trường hợp chiếm hữu không thuộc vào các trường hợp trên; được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Do đó; chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản được quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ; chi phối tài sản một cách trực tiếp; hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Người chiếm hữu tài sản được pháp luật bảo vệ quyền năng của mình; và nếu như việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm; thì người chiếm hữu tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi; khôi phục tình trạng ban đầu; trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại; hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.
+ Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
+ Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư về:
Thế nào là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline 0833 102 102
Xem thêm: Dùng điện thoại cướp được nhắn tin lừa vay tiền bị xử lý như thế nào?