Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi đang sở hữu một căn hộ. Tuy nhiên thì căn hộ đó vẫn chưa được hoàn thiện mà gia đình tôi thì đang cần một khoản tiền lớn. Tôi có thể thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là căn hộ đang xây được hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP
- Bộ luật Dân sự 2015
- Thông tư 26/2015/TT-NHNN
Pháp luật quy định như thế nào về tài sản hình thành trong tương lai?
Tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau:
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại, đang được đầu tư, xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và hình thành trong tương lai hoặc là tài sản đã hình thành nhưng mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa chuyển giao quyền sở hữu.
Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được quy định như thế nào?
Tài sản bảo đảm, ngoài tài sản hiện có, còn bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyển khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai gồm hai loại là tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Pháp luật quy định, bên nhận bảo đảm xác lập quyền đốì với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành.
Đặc điểm của thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai sở hữu những đặc điểm riêng nhằm đảm bảo người thế chấp thực hiện tốt nghĩa vụ trong các hợp đồng tín dụng như:
Một là, về mặt chủ thể, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai có phạm vi quan hệ pháp luật hẹp hơn so với các loại quan hệ thế chấp khác.
Hai là, trong trường hợp để vay vốn, bên thế chấp chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai nhằm thực hiện mua hoặc xây dựng chính nhà ở sẽ hình thành trong tương lai đó.
Ba là, quan hệ thế chấp thường có sự thỏa thuận ba bên như chủ đầu tư, khách hàng và tổ chức tín dụng.
Bốn là, hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai sẽ có một số quy định đặc biệt về quyền và nghĩa vụ liên quan đến loại tài sản này.
Điều kiện để thế chấp tài sản là căn hộ hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN thì cá nhân muốn thế chấp tài sản là căn hộ chung cư hình thành trong tương lai mua của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư;
– Có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định;
– Có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở;
– Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này;
– Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ thế chấp tài sản là căn hộ hình thành trong tương lai
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN thì hồ sơ thế chấp tài sản là căn hộ hình thành trong tương lai để vay vốn tại tổ chức tín dụng bao gồm các giấy tờ sau đây:
3. Đối với tài sản thế chấp là nhà ở hình thành trong tương lai được mua của chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở:
a) Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở (bản gốc);
b) Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
c) Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở (bản gốc);
d) Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Các giấy tờ khác (nếu có).
Quy định về hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nêu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.
Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước càn quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc liên hệ qua các kênh sau đây:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc được trả lương không
- Đánh người gây thương tích bị phạt như thế nào
- Quy định về phát hiện cổ vật
- Chuyển nhượng tài sản hình thành trong tương lai
Câu hỏi thường gặp
Để giao dịch thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, bạn cần chú ý một số thủ tục cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Xem xét hồ sơ và trả kết quả
– Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai đã đăng ký thế chấp thì trước khi bán nhà ở trong dự án đó, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (rút bớt tài sản thế chấp).
– Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai theo nguyên tắc ghi nhận nội dung đăng ký trên cơ sở thông tin được kê khai trên Đơn yêu cầu đăng ký. Người yêu cầu đăng ký kê khai hồ sơ đăng ký và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của thông tin được kê khai và các loại tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đăng ký.
Theo quy định của BLDS 2015 thì
Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm hai loại bao gồm: tài sản chưa hình thành & tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.