Xin chào Luật sư X, dạo dần đây tôi có nghe nói thẻ căn cước công dân gắn chíp mới có khả năng định vị làm tôi rất hoang man và lo lắng, không biết tin này có đúng không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hiện nay, Việt Nam đang áp dụng căn cước công dân gắn chíp để thay thế giấy chứng minh dân dân kiểu cũ. Nhưng nghe đến từ “gắn chíp” mọi người sẽ nghĩ đến việc bị định vị, theo dỗi và cảm thấy khó chịu. Vậy thẻ căn cước công dân gắn chíp có chức năng gì? Có định vị được không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp
Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Về cơ bản, e-ID là thiết bị xác thực điện tử tích hợp chip bên trong, có kích thước như thẻ ATM. Để truy cập thông tin trong chip, một số thẻ có điểm kết nối kim loại trên bề mặt hoặc số khác cho phép đọc dữ liệu không cần tiếp xúc nhờ ứng dụng công nghệ nhận diện qua sóng vô tuyến (RFID).
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
Ai phải đi đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip?
Chỉ có những người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn, hoặc bị hỏng hoặc mất mới phải đi đổi sang loại thẻ căn cước công dân gắn chip.
Luật Căn cước công dân 2014 quy định, người từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân và khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi phải được đổi.
Thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ song song tồn tại với các loại giấy tờ tùy thân gồm CMND 9 số, CMND 12 số, thẻ căn cước công dân gắn chip mã vạch và thẻ căn cước công dân gắn chip.
Căn cước công dân có chức năng gì?
Thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử với độ bảo mật cao chỉ có chủ thẻ cá nhân công dân đó sử dụng được và dung lượng lưu trữ lớn sẽ giúp bạn tích hợp được nhiều ứng dụng đi kèm như ứng dụng sinh trắc học, chữ ký số, ứng dụng mật khẩu một lần,… có thể kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Ngoài ra, theo Bộ Công an, mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không thể giả mạo.
Tích hợp nhiều thông tin
Ngoài ra, chíp được gắn trên thẻ CCCD lưu trữ thông tin của công dân trên thẻ CCCD gồm các thông tin BHYT, BHXH, bằng lái xe, các loại giấy tờ có giá trị giúp phòng tránh được việc giấy tờ bị giả mạo… đồng thời tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, đơn giản, tiện lợi hơn mà không cần đem theo nhiều loại giấy tờ nhằm nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Tích hợp hiều ứng dụng
Với chip điện tử gắn trên thẻ CCCD cho phép tích hợp nhiều ứng dụng, mã hóa các dữ liệu cá nhân (sinh trắc học) cơ bản của công dân (họ tên, quê quán…) và vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng. Giúp cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng điện thoại thông minh cũng “quét” được các thông tin giấy tờ, họ tên của người được cấp một cách nhanh chóng thuận tiện nhất.
Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip
Theo quy định tại điều 1 Thông tư số 112/2020/TT-BTC, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021, Bộ Tài chính giảm lệ phí cấp Căn cước công dân (CCCD) bằng 50% mức thu lệ phí nêu tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC.
Cụ thể mức tiền người dân phải nộp khi làm thẻ căn cước công dân gắn chip như sau:
Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
Bộ Công an cho biết theo Thông tư 06/2021, mẫu căn cước công dân (CCCD) mới có tích hợp chip được gắn ở mặt sau của thẻ nhằm lưu trữ các thông tin cơ bản của công dân.
Chip có thể lưu khoảng 20 trường dữ liệu cá nhân, có chữ ký số và khả năng lưu trữ sinh trắc học (vân tay). Chip có độ bảo mật cao nên rất khó làm giả.
Chỉ có chủ sở hữu mới sử dụng được thẻ vì có lưu thông tin cá nhân, nhận dạng nên đảm bảo độ tin cậy khi thực hiện các giao dịch.
Bộ Công an khẳng định: Chip được gắn trên thẻ với mục đích lưu trữ những thông tin cơ bản và quan trọng của công dân, như bằng lái xe, bảo hiểm hay ngân hàng… Chip không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Bộ Công an đã có phương án đảm bảo tính bảo mật thông tin được lưu trữ trên chip và được các đơn vị chuyên môn đánh giá, nghiệm thu, đảm bảo bảo mật trước khi đưa vào sử dụng.
Ở mặt trước của CCCD gắn chip, mỗi công dân được cấp một mã QR giúp lưu trữ, đồng bộ với các thông tin về giấy tờ tùy thân trước đó. Những thông tin này đã được Bộ Công an xác tín tính hợp pháp. Do đó, người dân không cần xuất trình giấy chứng nhận thay đổi số chứng minh thư trong các giao dịch hành chính, ngân hàng.
Khi làm mất căn cước công dân có làm lộ thông tin không?
Chip gắn trên thẻ chỉ để lưu trữ thông tin cơ bản cùng một số thông tin như bằng lái, bảo hiểm của công dân. Việc tích hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin trên chip CCCD hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn mất thẻ cũng không lo bị lộ thông tin cá nhân riêng tư.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không?
- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân khi nào?
- Tiêu chí hợp tác xã kiểu mới hiện nay
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty tnhh, tra mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
So với các loại giấy tờ tùy thân hiện nay, căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm như tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về thuế, bằng lái xe, bảo hiểm y tế… Vì vậy, người dân chỉ cần mang theo căn cước công dân thay vì nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ngoài việc cho phép chính quyền truy suất dữ liệu công dân nhanh, chính xác, thẻ căn cước điện tử còn cho phép người dùng có thể truy cập và sử dụng hệ thống dịch vụ công.
Nếu như trước năm 2022 chỉ có quy định xử phạt hành vi thế chấp CMND, thì giờ đây, không riêng CMND mà việc cầm cố CCCD cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi cầm cố CCCD sẽ phạt tiền từ 04 triệu đồng đồng đến 06 triệu đồng.
Bộ Công an đã khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào cuối tháng 02/2021, nhưng được biết, cơ sở này vẫn chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân trên cả nước, do đó, trường hợp người dân phải về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mình để làm thủ tục cấp Căn cước công dân.
Hiện nay, tại Hà Nội và một số tỉnh thành người dân đã được cấp CCCD hoặc chứng minh nhân dân 12 số thì có thể đến Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú để thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân gắn chip.
Tuy nhiên, chủ trương là trong thời gian tới, sẽ cấp Căn cước công dân cho cả những người đang tạm trú mà không cần phải về nơi đăng ký thường trú.