Trong một số trường hợp sơ suất không may, thẻ bảo hiểm y tế có thể bị rách, bị hỏng, bị mất. Vậy trong những trường hợp này sẽ phải làm như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ hướng dẫn cho bạn đọc thẻ bảo hiểm y tế bị rách đổi ở đâu năm 2022? Hy vọng sẽ giúp được bạn đọc trong khi đi đổi thẻ bảo hiểm y tế mới.
Căn cứ pháp lý
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014
Thẻ bảo hiểm y tế bị rách thì có được đổi lại thẻ hay không?
Theo Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế năm sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định thẻ bảo hiểm y tế được đổi lại trong các trường hợp sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”
Như vậy, trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị rách một góc thì bạn có thể được đổi lại thẻ theo quy định hiện nay.
Về các giấy tờ cần chuẩn bị để đổi thẻ bảo hiểm y tế:
Theo khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì hồ sơ đổi lại thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế
4. Cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế
4.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”
Như vậy, các giấy tờ bạn cần để đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm :
– Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế (TK1-TS);
– Thẻ bảo hiểm y tế.
Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới
Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, việc tham gia, đổi thẻ BHYT để được cấp mẫu thẻ BHYT mới được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Người hiến bộ phận cơ thể: Có thêm Giấy ra viện;
– Trường hợp người tham gia được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng tiền
Địa điểm nộp hồ sơ: Người tham gia bảo hiểm y tế nộp hồ sơ tại các địa điểm được nêu ở mục trên: Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan BHXH tỉnh/huyện, đơn vị sử dụng lao động, nhà trường.
Đơn vị sử dụng lao động, Uỷ ban nhân dân xã, Đại lý thu/nhà trường phải hoàn thiện hồ sơ và gửi cho cơ quan BHXH.
Trường hợp tham gia bảo hiểm y tế để cấp mới thẻ bảo hiểm y tế phải đóng tiền bảo hiểm y tế theo mức của đối tượng tham gia.
Trường hợp cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế sẽ không mất phí (Căn cứ điểm d Khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015).
Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế
Người dân nhận thẻ bảo hiểm y tế tại nơi mình đã nộp hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
– Cấp mới: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Cấp mới với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
– Cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế:
+ Không thay đổi thông tin: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ.
+ Thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB: Trong ngày khi nhận đủ hồ sơ.
Thời hạn này được tính từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thẻ bảo hiểm y tế bị rách đổi ở đâu năm 2022?
Thẻ bảo hiểm y tế mẫu mới sẽ được cho cấp mới hoặc cấp lại (mất, rách, hỏng, thay đổi thông tin) cho người tham gia. Căn cứ Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH, tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế mà nơi cấp mới, đổi thẻ bảo hiểm y tế sẽ là khác nhau. Cụ thể:
– Người được tổ chức BHXH đóng BHYT: Đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện.
+ Riêng trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp đổi thẻ bảo hiểm y tế phải đến cơ quan BHXH tỉnh/huyện.
– Người được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế: Đến UBND xã.
– Người đã hiến bộ phận cơ thể: Đến cơ quan BHXH tỉnh/huyện.
– Người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Đến Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện.
Trong đó, người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng này có thể đến Đại lý thu BHXH gần nhất hoặc cơ quan BHXH huyện/tỉnh nơi mình cư trú để được đổi thẻ. Để tra cứu thông địa chỉ Đại lý thu gần nhất.
+ Riêng học sinh, sinh viên đóng bảo hiểm y tế theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường để được đổi thẻ.
– Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình: Đến Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện.
– Người tham gia bảo hiểm y tế đóng tại doanh nghiệp: Nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động để được đổi thẻ.
Về vấn đề đi khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp đổi thẻ
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Như vậy, trong trường hợp bạn đang chờ cấp lại thẻ thì bà bạn vẫn có thể đi khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tê bình thường bằng cách xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ (giấy hẹn này bạn có thể xin ở cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ cấp lại thẻ) và 1 loại giấy tờ chứng minh nhân thân của bà bạn có ảnh như giấy chứng minh nhân dân.
Mời bạn xem thêm:
- Hạn thẻ bảo hiểm y tế là gì theo quy định mới
- Làm thẻ bảo hiểm y tế ở đâu 2022?
- Giải mã ý nghĩa chữ số trên thẻ Bảo hiểm y tế
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thẻ bảo hiểm y tế bị rách đổi ở đâu?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 18 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định người tham gia bảo hiểm y tế được phép cấp lại thẻ trong các trường hợp dưới đây:
Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế tiến hành làm đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Với quy định này, có thể thấy, khi bị mất thẻ bảo hiểm y tế, chỉ cần làm đơn đề nghị cấp lại thẻ gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại xã, phường, thị trấn là sẽ được in cấp lại thẻ.
Bước 1: Truy cập vào website của Cổng dịch vụ công Quốc gia https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.002759.
Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế thông qua phần mềm kê khai của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc của tổ chức I-VAN. Đóng dấu và ký điện tử trên hồ sơ, gửi hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử BHXH hoặc thông qua tổ chức I-VAN.
Bước 3: Nhận kết quả cấp lại thẻ bảo hiểm. Đối với đơn vị sử dụng lao động, có thể nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích và trao trả cho người lao động. Đối với cá nhân, nhận thẻ bảo hiểm tại bộ phận số 1 của cơ quan bảo hiểm hoặc của dịch vụ bưu chính.
Khoản 3 Điều 15 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định rõ: “Trong khoảng thời gian chờ được cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp thẻ khi mất thẻ BHYT. Hoặc các tổ chức và cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền cho cấp lại thẻ bảo hiểm và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó.
Điều đó có nghĩa là trong thời gian chờ, bệnh nhân vẫn được quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho chi phí khám và chữa bệnh trong phạm vi mức hưởng. Thế nhưng, lưu ý là để được hưởng quyền lợi khi mất thẻ bảo hiểm y tế, người bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp thẻ của cơ quan bảo hiểm xã hội cho các cơ sở khám và chữa bệnh và giấy tờ tùy thân như giấy CMND, thẻ căn cước công dân hay hộ chiếu.