Mới gần đây sẽ rất nhiều người bức xúc khi xem đoạn video lan truyền trên mạng. Video ghi lại cảnh một nam thanh niên bị đánh đập rất dã man rồi bị đẩy, dìm xuống sông. Điều này khiến ai xem cũng cảm thấy đau xót. Nhưng điều đáng phẫn nộ ở đây, những người chứng kiến thậm chí là người quay lại cảnh đó. Họ lại không có động thái đến giúp đỡ hay can ngăn, mà còn ùa theo người đánh. Vậy không cứu giúp người khác là gì? thấy người khác sắp chết mà không cứu giúp bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Không cứu giúp người khác là gì?
Không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được hiểu là hành vi thấy ngươi khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp người bị nạn. Vậy không cứu giúp người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về không cứu giúp người khác?
Chiếu theo pháp luật Việt Nam không phải cứ có hành vi gây thiệt hại cho người khác; hoặc gây nguy hiểm cho xã hội thì mới bị xử lý. Việc chứng kiến tội phạm; hoặc không cứu giúp người khác gặp nguy hiểm đến tính mạng; cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vì vậy, dù bạn có gây thiệt hại hay không; thì bạn vẫn có thể bị truy cứu về một tội nào đó trong Bộ luật hình sự hiện nay. Theo đó, không cứu giúp người khác sẽ bị xử lý như sau:
Không cứu giúp người khác có thể bị phạm những tội nào?
Tội không tố giác tội phạm
– Căn cứ theo Điều 390 Tội không tố giác tội phạm; quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Nếu chứng kiến tội phạm giết người nhưng không tố giác.
Tức là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền; ngay sau khi biết, phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác. Thì người chứng kiến có thể bị xử lý về tội không tố giác tội phạm với mức phạt lên đến 03 năm.
Tội không cứu giúp người đang ở trạng thái nguy hiểm đến tính mạng
Chủ thể của tội phạm:
Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Và phải là người có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn. Đây cũng có thể xem là dạng chủ thể đặc biệt.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý hoặc cố ý gián tiếp
Khách thể của tội phạm:
Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm; đã gián tiếp xâm phạm đến tính mạng của người khác.
Do đó khách thể trực tiếp của tội phạm này là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.
Mặt khách quan của tội phạm:
Trường hợp người phạm tội đã nhìn thấy có người đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng không có hành động gì để việc cứu giúp nạn nhân; hoặc có thể cứu nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn. Gây ra hậu quả chết người.
Hình phạt:
Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính.
Khung hình phạt cơ bản có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Như vậy có thể bị phạt tù đến 07 năm. Đồng thời, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.
Theo đó, vì tính nhân đao, tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam hãy yêu thường và giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn.
Xem thêm: Không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm bị xử lý thế nào?
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Không. Tội này đòi hỏi nạn nhân phải chết thì mới đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự. Theo đó, nếu người không chết thì sẽ không bị xử lý. Tuy nhiên, lương tâm sẽ bị dằn vặt về sau.
Có. Sẽ bị xử lý theo Tội không cứu giúp người đang ở trạng thái nguy hiểm đến tính mạng. Quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trong trường hợp này cần kêu gọi sự trọ giúp của người xung quanh để đến cứu người chết đuối.
Không. Không cứu người khác là nhìn thấy có người đang bị nguy hiểm; có thể dẫn đến bị chết nhưng không có hành động gì để việc cứu giúp nạn nhân; hoặc có thể cứu nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn. Gây ra hậu quả chết người. Chứ không phải bạn chủ động muốn giết nạn nhân. Nên sẽ không phạm tội giết người.