Tùy vào nhu cầu, sở thích của chủ sở hữu, tên công ty sẽ được đặt bởi những cái tên khác nhau. Tuy nhiên, khi đặt tên cho doanh nghiệp cần phải lưu ý một số vấn đề, trong đó, phải tuân thủ cách đặt tên theo quy định pháp luật, cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2020. Trong quá trình hoạt động, không phải doanh nghiệp nào cũng giữ một tên xuyên suốt. Vì một số lý do khác nhau, tên công ty bị thay đổi. Vậy khi thay đổi tên công ty có phải ký phụ lục hợp đồng không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Quy định pháp luật hiện hành về thay đổi tên doanh nghiệp
Theo quy định pháp luật, mỗi doanh nghiệp gồm ba tên giao dịch được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể:
- Tên tiếng việt
- Tên bằng tiếng nước ngoài
- Tên viết tắt
Doanh nghiệp có quyền thay đổi một trong ba tên đó sau khi thành lập. Việc đổi tên phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể:
Khi đổi tên, doanh nghiệp phải tiến hành gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Thông báo phải đáp ứng đủ các nội dung sau:
- Tên cũ của doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp
- Tên mới dự kiến sẽ thay đổi
- Chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện doanh nghiệp.
Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đó.
Một doanh nghiệp có thể đổi tên nhiều lần. Pháp luật không giới hạn số lần đổi tên của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp khi đổi tên cũng nên lưu ý một số quy định pháp luật về tên doanh nghiệp như sau:
- Tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt, gồm hai thành tố cấu tạo: loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
- Tên doanh nghiệp mới không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, tổ chức khác để làm tên riêng của doanh nghiệp nếu chưa có sự cho phép của cơ quan, tổ chức đó.
- Tên doanh nghiệp không vi phạm văn hóa, truyền thống nước ta.
Thay đổi tên công ty có phải ký phụ lục hợp đồng không?
Sau khi doanh nghiệp đổi tên, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó không bị thay đổi hay chấm dứt. Do đó, các hợp đồng, giao dịch đã ký trước đó vẫn có hiệu lực. Doanh nghiệp vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với các hợp đồng có tên cũ trước đó.
Chính vì vậy, đổi tên doanh nghiệp không cần phải ký lại hợp đồng. Doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn theo tên mới.
Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, như vậy công ty vẫn có trách nhiệm với hợp đồng mang tên công ty cũ, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn theo tên công ty mới nhưng hợp đồng có thể giữ nguyên như tên công ty cũ.
Sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp có thể lập phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty. Việc lập phụ lục hợp đồng là việc doanh nghiệp cập nhật những thông tin cần thiết liên quan tới những nội dung thay đổi.
Lưu ý khi lập phụ lục hợp đồng thay đổi tên công ty cần thiết kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới được Sở kế hoạch và đầu tư cấp.
Các thông tin khác của doanh nghiệp như về mã số thuế, địa chỉ giữ nguyên thì không cần phải có xác nhận. Trường hợp thay đổi trụ sở, doanh nghiệp cần cung cấp thêm xác nhận của Chi cục thuế quản lý để đảm bảo hoạt động ký kết hợp đồng giữa các bên được diễn ra một cách hợp pháp.
Những lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Một số lưu ý đến những vấn đề sau khi đã thay đổi tên công ty bao gồm:
- Sau khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 việc thay đổi này không phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư. Quy định này phần nào giảm bớt những thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- In lại hóa đơn VAT: Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp.
- Sau khi thay đổi tên công ty, các tài sản đăng ký sở hữu công ty cũng phải thay đổi theo tên mới.
Mời bạn xem thêm:
- Bảo hiểm sức khỏe có chịu thuế GTGT không?
- Hướng dẫn cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT năm 2022
- Xăng dầu có được giảm thuế GTGT không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thay đổi tên công ty có phải ký phụ lục hợp đồng không?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký bảo hộ logo, mẫu trích lục bản án ly hôn, tạm ngừng doanh nghiệp, xin giải thể công ty, giấy phép sàn thương mại điện tử, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp;
– Tên riêng.
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
– Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.