Có nhiều lý do khác nhau mà không ít người bị sai năm sinh thậm chí sai cả ngày, tháng, năm sinh trên GPLX. Vậy có những trường hợp nào được đổi GPLX? và muốn thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên GPLX thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn đọc phần nào có được câu trả lời cho vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Theo quy định của Bộ GTVT tại khoản 4 điều 37 thông tư số 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/04/2017 về việc đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe cơ giới đường bộ quy định cụ thể như sau: “Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân”.
Vì vậy khi nhận bằng lái xe bạn cần phải kiểm tra lại các thông tin đã đúng hay chưa. Trường hợp bạn phát hiện thông tin trên bằng lái xe máy hoặc xe ô tô không đúng với thông tin ghi trên chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bạn cần phải làm các thủ tục để đổi lại bằng lái xe theo quy định.
Trường hợp nào được đổi GPLX?
Các trường hợp được đổi GPLX là:
– GPLX bằng giấy bìa đang lưu hành còn thời hạn sử dụng được đổi sang GPLX bằng vật liệu PET.
– Người có GPLX có thời hạn thực hiện việc đổi GPLX trước khi hết thời hạn sử dụng; GPLX bị hỏng còn thời hạn sử dụng.
– Người có GPLX hạng E đủ 55 tuổi đối với nam; và 50 tuổi đối với nữ được đổi GPLX từ hạng D trở xuống.
– Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên GPLX có sai lệch so với năm sinh, họ, tên, tên đệm trên giấy CMND.
– GPLX có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên GPLX trùng với số phôi; ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý GPLX (GPLX hợp lệ).
Sai ngày, tháng, năm sinh trên GPLX có phải thay đổi không?
Theo khoản 4 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT; quy định một trong những trường hợp được đổi GPLX như sau:
Trường hợp năm sinh, họ, tên, tên đệm ghi trên giấy phép lái xe có sai lệch với giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân thì cơ quan quản lý giấy phép lái xe làm thủ tục đổi giấy phép lái xe mới phù hợp với thông tin ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Theo đó, chỉ trường hợp năm sinh trên GPLX không khớp với CMND hoặc CCCD; thì mới bắt buộc phải đổi GPLX cho đúng thông tin ghi trong CMND/CCCD.
Tuy nhiên, trường hợp bị sai lệch ngày, tháng sinh trên GPLX so với CMND/CCCD cũng nên làm thủ tục đổi lại GPLX. Việc đổi GPLX do sai ngày sinh/tháng sinh; hoặc sai cả 2 đều sẽ được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Dù pháp luật không yêu cầu trường hợp GPLX sai ngày, tháng sinh phải đổi nhưng người dân vẫn nên đổi GPLX mới để thông tin phù hợp, thống nhất với CMND/CCCD và thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên GPLX thế nào?
Căn cứ theo Điều 37, Điều 38 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải; thủ tục đổi GPLX do sai ngày, tháng, năm sinh được thực hiện như sau:
Bước 1: Người có nhu cầu đổi GPLX chuẩn bị hồ sơ
01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi GPLX. (có thể tải mẫu theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc nhận ở nơi làm thủ tục cấp đổi).
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trừ trường hợp đổi GPLX hạng A1, A2, A3.
– Bản sao GPLX, CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND/CCCD (với người Việt Nam); hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bước 2: Gửi hồ sơ
Gửi hồ sơ đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải. Có thể gửi trực tiếp hoặc thực hiện online trên Cổng dịch vụ công.
Bước 3: Chụp ảnh
Chụp ảnh (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp)
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, lái xe phải chụp ảnh tại cơ quan cấp đổi GPLX.
Đồng thời, xuất trình bản chính GPLX, CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Bước 4: Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam/Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ không đúng quy định, phải thông báo trực tiếp/bằng văn bản/qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung, sửa đổi cho người dân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 5: Nộp lệ phí
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Nộp 135.000 đồng khi được tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ online: Phải thanh toán thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 6: Giải quyết và trả kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam/Sở Giao thông vận tải cấp đổi GPLX cho người có yêu cầu, nếu từ chối phải trả lời nêu rõ lý do.
GPLX mới sẽ được trả trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc qua bưu điện tùy vào yêu cầu trước đó của người dân.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Thay đổi ngày, tháng, năm sinh trên GPLX thế nào?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 188/2016/TT-BTC, lệ phí đổi GPLX là 135.000 đồng/lần.
Người có nhu cầu đổi GPLX chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị đổi GPLX (có thể tải mẫu theo Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc nhận ở nơi làm thủ tục cấp đổi).
– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trừ trường hợp đổi GPLX hạng A1, A2, A3.
– Bản sao GPLX, CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND/CCCD (với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).