Chào Luật sư, trước đây lúc làm sổ hộ khẩu thì gia đình tôi sinh sống ở quê. Nay gia đình tôi đã đổi địa chỉ do xây nhà mới thì có thể thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu có được không? Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu thế nào? Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu có khó không? Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu khi nào? Cơ quan nào giải quyết việc thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc “Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu thế nào?” như sau:
Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú khi đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thế nào?
– Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã.
– Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký;
+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.
– Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp xã.
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Với thủ tục điều chỉnh thông tin về chủ hộ trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Với thủ tục điều chỉnh thông tin về hộ tịch trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp hay đổi về địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận, có nội dung thông tin chung bao gồm: họ tên, năm sinh, số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú.
Và theo điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất như sau:
“Điều 17. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Các trường hợp xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
…
g) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;”
Như vậy, khi địa chỉ thường trú khác với địa chỉ ghi trên sổ đỏ thì không bắt buộc người sử dụng đất phải làm thủ tục thay đổi thông tin địa chỉ ghi trên sổ đỏ mà tùy vào nhu cầu của họ. Và khi bạn có yêu cầu xác nhận thay đổi thông tin ghi trên sổ đỏ thì không cần xin cấp mới sổ đỏ mới và việc này phải được thực hiện đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai (đăng ký xác nhận thay đổi thông tin ghi trên sổ đỏ).
Những gì đã đề cập thì để tránh rắc rối về sau cho việc sử dụng đất và thực hiện các quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất vẫn nên yêu cầu xác nhận thay đổi thông tin trên sổ đỏ cho khớp với thông tin thực tế.
Thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu tại công an xã phường
Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục cấp giấy chuyển hộ khẩu. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Sau 03 ngày làm việc Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ đăng ký giao giấy chuyển hộ khẩu và hồ sơ cho người đến nhận kết quả và yêu cầu người nhận kết quả ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.
Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu như thế nào?
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ gồm:
a. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu ghi rõ lý do thay đổi chủ hộ; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
b. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Thủ tục gồm:
+ Sổ hộ khẩu.
+ Giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch.
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
+ Bản khai nhân khẩu
c. Trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu. Thủ tục gồm:
+ Sổ hộ khẩu.
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu(có xác nhận của Công an phường).
d. Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi thành phố Hạ Long thì chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Thủ tục gồm:
+ Sổ hộ khẩu.
+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (có xác nhận của Công an phường).
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thẩm quyền giải quyết: Trưởng Công an thành phố Hạ Long
* Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả:
– Bộ phận đăng ký hộ khẩu, trung tâm hành chính công thành phố Hạ Long.
* Thời gian tiếp nhận, trả hồ sơ: Thứ 2, 3, 4, 5, 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết)
* Thời hạn trả kết quả:
– Bộ Công an qui định 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
* Lệ phí: 5000 đ (Năm nghìn đồng chẵn)
Lưu ý: Trường hợp làm thủ tục điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu thì người đến làm thủ tục phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; đối với người chưa thành niên thì việc làm thủ tục phải thông qua người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Thay đổi địa chỉ thường trú trên sổ hộ khẩu thế nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, muốn tách sổ đỏ, làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc, chia nhà đất sau ly hôn, xin cấp lại sổ đỏ, đính chính sổ đỏ … của Luật sư X, mời quý bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm
- Tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải hay không?
- Cách xử lý khi sổ đỏ cấp sai vị trí đất như thế nào?
- Phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Do đó, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn đều phải sử dụng địa chỉ thường trú đã được đăng ký trong sổ hộ khẩu. Nói cách khác, nếu hiện nay Căn cước công dân của bạn và sổ hộ khẩu của bạn có địa chỉ thường trú không khớp nhau thì bạn phải khai thông tin thường trú theo sổ hộ khẩu.
Theo quy định tại Điều 407, 408 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
– Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123);- Vô hiệu do giả tạo (Điều 124);
– Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125);- Vô hiệu do bị nhầm lẫn: Là trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch (Điều 126);
– Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất