Dạ thưa Luật sư, trước kia trong sổ hộ khẩu bà nội tôi là chủ hộ. Nay bà tôi đã lớn tuổi muốn để bố tôi làm chủ hộ khẩu cho gia đình. Tôi cần phải thực hiện như thế nào để thay đổi chủ hộ khẩu từ bà tôi sang cho bố tôi theo đúng quy trình, thủ tục về thay đổi chủ hộ khẩu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của gia đình bạn sẽ được chúng tôi làm rõ thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định pháp luật về hộ khẩu cũng như trả lời cho thắc mắc về Thay đổi chủ hộ khẩu cần những giấy tờ gì . Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Cư trú 2020
- Thông tư 55/2021/TT-BCA
- Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021
Khái niệm sổ hộ khẩu
Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Sổ hộ khẩu là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác trên thế giới
Tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ theo quy định của pháp luật
Có thể chuyển tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu cho thành viên khác trong gia đình?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020 quy định về điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Thay đổi chủ hộ;
– Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
– Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
Dẫn chiếu, tại Điều 10 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định:
– Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
– Trường hợp có sự thay đổi về hộ tịch so với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Trường hợp đã có thông tin về sự thay đổi trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh.
– Trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ nơi cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thay đổi địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin về địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Căn cứ quy định trên thì bà của bạn có thể đổi tên bố bạn thành tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi cần có ý kiến của bà bạn trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú hoặc bà bạn có thể lập thành văn bản về việc đồng ý chuyển tên bố bạn thành chủ hộ trong sổ hộ khẩu của gia đình. Lưu ý: Hiện nay việc điều chỉnh thông tin trên sổ hộ khẩu sẽ được thực hiện bằng điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ vào Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 năm 2021 công bố thủ tục hành chính mới, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký cư trú và lĩnh vực xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an thì việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan xử lý là Công an cấp xã.
Do đó, bạn cần liên hệ tới Công an xã, phường nơi bạn đang cư trú để thay đổi thông tin chủ hộ. Trường hợp nơi bạn đang cư trú không có đơn vị hành chính cấp xã thì có thể liên hệ với Công an cấp huyện để giải quyết.
Hồ sơ, thủ tục việc thay đổi chủ hộ trên sổ hộ khẩu
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật Cư trú 2020 hồ sơ và thủ tục cho việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
– Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật cư trú 2020 bao gồm:
+Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.
– Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau:
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh thông tin có liên quan trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Vợ chồng không chung hộ khẩu có làm sổ đỏ được không?
- Mẫu đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà người thân mới năm 2022
- Không có hộ khẩu có được tái định cư được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thay đổi chủ hộ khẩu cần những giấy tờ gì ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, đơn xin trích lục hồ sơ địa chính, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lệ phí thực hiện thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở mỗi địa phương quy định tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương đó.
Mức thu này phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật; đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
từ 01/7/2021, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu thì Sổ hộ khẩu chỉ được sử dụng đến ngày bị thu hồi. Tuy nhiên, các trường hợp khác không bị thu hồi Sổ thì Sổ hộ khẩu giấy còn thời hạn đến hết ngày 31/12/2022.
– Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình.
– Người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật cư trú 2020 nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình.
– Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp.
– Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định.
– Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ.
– Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 của Luật cư trú 2020.
– Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú.