Nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo đó hàng loạt các ngành nghề phát triển theo. Doanh nghiệp Việt Nam cũng trở thành loại hình phát triển với sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp uy tín. Tuy nhiên, do một số vấn đề phát sinh; nhà làm luật đã đặt ra những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng; có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Các loại hình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam cơ bản hiện nay là:
- Doanh nghiệp nhà nước: là doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% từ nhà nước; hoạt động phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu của xã hội do nhà nước quản lý.
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của 1 cá nhân; do cá nhân đó đứng ra tổ chức thành lập doanh nghiệp; quản lý và trị trách nhiệm về pháp lý.
- Doanh nghiệp chung vốn hay công ty: là loại hình công ty do nhiều thành viên góp chung vốn để kinh doanh; cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như cùng chịu lỗ.
Đối tượng thành lập doanh nghiệp tại Việt nam
Điều 17 luật doanh nghiệp 2020 quy định quyền thành lập; góp vốn; mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có quyền quản lý và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 2 điều 17 quy định đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm như sau :
Thứ nhất
- Cơ quan nhà nước; đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan; đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
Thứ hai
- Cán bộ lãnh đạo; quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân cũng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ ba
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản; Luật Phòng; chống tham nhũng.
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tên kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm Tên doanh nghiệp và cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
Khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh; văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
“2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh; cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện; cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.”
Trước đây, Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định tên địa điểm kinh doanh phải có cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Tuy nhiên, từ 2021 tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm cụm từ này.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Sau khi đối chiếu các trường hợp trên, nếu bạn không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hay hạn chế quyền thành lập. Bạn chuẩn bị những giấy tờ sau :
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập; và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài ; thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Mời bạn xem thêm bài viết : Đổi tên doanh nghiệp được tiến hành như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Thông tin liên hệ với Luật Sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước đối với Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác thì không được thành lập doanh nghiệp.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
Sĩ quan trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước thì không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.