Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Mức sống và nhu cầu về hàng hóa dịch vụ của người dân ngày một tăng. Việc nắm bắt thời cơ, thành lập công ty là điều rất nhiều người muốn thực hiện. Một công ty là công sức, tiền bạc và chất xám của người xây dựng. Do vậy, cần phải chuẩn bị thật tốt trước khi thực hiện điều này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi thành lập một công ty là nguồn vốn và chi phí phát sinh trong quá trình thành lập. Vậy hiện nay, thành lập công ty hết bao nhiêu tiền? Cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp
Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
Nếu muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thành lập công ty là bước quan trọng đầu tiên. Thành lập công ty mục đích để các công việc trong tổ chức được thực hiện một cách khoa học và chuyên môn hóa hơn. Công ty sẽ bao gồm các chức trách, phòng ban khác nhau. Theo đó, việc theo sát từng chi tiết là dễ dàng hơn, hiệu suất cao hơn. Và khả năng phát triển quy môn của công ty cũng lớn hơn khi có một hệ thống rõ ràng.
Khi trở thành chủ của một công ty, bạn có quyền làm chủ, quyền quyết định và quản lý mọi vấn đề của công ty. Một khi doanh nghiệp của bạn được tổ chức một cách có hệ thống. Việc phát triển của nó sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với việc chỉ một số người cùng thực hiện tất cả chức năng. Hơn nữa, khi thành lập công ty, thương hiệu của bạn sẽ được bảo vệ bởi pháp luật.
Thành lập công ty có thể coi là ước mơ của rất nhiều người. Nhưng trước hết, cần có được cho mình yếu tố đấu tiên. Đó là một khoản tiền đủ để thực hiện các thủ tục thành lập công ty, mua sắm dụng cụ cần thiết và trả lương cho người lao động. Vậy khoản tiền bạn cần phải có để thực hiện bước thành lập công ty là bao nhiêu?
Các chi phí khi thành lập công ty
Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền đang là câu hỏi được quan tâm rất nhiều hiện nay. Luật sư X sẽ thống kê những khoản chi cần thiết nhất khi thành lập công ty:
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại Sở kế hoạch – đầu tư.
Thông tư số 47/2019/TT-BTC có quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp. Theo đó, lệ phí đăng ký doanh nghiệp bao gồm: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Lệ phí là 50.000 đồng/lần, được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Cũng căn cứ theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC. Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần
Lệ phí này được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Phí khắc dấu cho doanh nghiệp
Chi phí này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố của bên làm dấu và yêu cầu của công ty. Hiện nay, mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 250.000 đồng đến 350.000 đồng. Ngoài ra sẽ còn dấu của các chức danh trong công ty.
Phí mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng
Doanh nghiệp cần phải đóng một khoản phí để thực hiện việc duy trì tài khoản (chi phí ký quỹ). Mức trung bình cho một tài khoản vào khoảng 1.000.000 đồng.
Lệ phí môn bài
Đối với lệ phí môn bài khi thành lập công ty, sẽ được chia làm 2 trường hợp. Hai mức nộp dành cho cô ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ, lệ phí sẽ là 2 triệu đồng trên 1 năm. Đối với công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ thì lệ phí môn bài là 4 triệu trên 1 năm
Trên đây là những khoản chi phí chính để thành lập công ty. Bên cạnh đó các chủ doanh nghiệp sẽ còn gặp những phát sinh chi phí khác. Những chi phí khác phụ thuộc vào nhu câu của chủ công ty và tính chất của lĩnh vực mà công ty sẽ tham gia.
Dịch vụ thành lập công ty của Luật Sư X
Hiện nay, khi khi thành lập công ty thì phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Quá trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước, trình tự, công đoạn khác nhau. Nếu bạn không am hiểu rõ về luật thì quá trình này diễn ra với thời gian rất dài.
Ưu điểm dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Mời bạn tham khảo bảng giá dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc về thành lập doanh nghiệp
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền năm 2022?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; thành lập cty… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102
Mời bạn đọc tham khảo:
- Mẫu quyết định đưa tài sản cố định vào sử dụng mới nhất 2022
- Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện thông tư 22
Câu hỏi thường gặp
Công ty TNHH 2 thành viên là cũng là một loại hình doanh nghiệp. Do đó, để thành lập công ty thì cũng trải qua những quy trình như những công ty khác. Như vậy, chi phí phát sinh cũng sẽ giống nhau đối với tất cả các công ty. Chi phí thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ như chúng tôi đã trình bày đoạn trên trong bài viết.
Việc phải đóng các khoản thuế cho nhà nước là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ công ty nào. Các loại thuế điển hình như: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và một số loại thuế đặc thù khác.
Trong đó, thuế môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng hàng năm và đóng ngay từ tháng mới thành lập kể cả khi doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động.