Việc hiến tạng, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác được xem là một quyền cơ bản của mỗi công dân trong xã hội. Có rất nhiều người được cứu sống, được khỏe mạnh khi nhận một phần mô, nội tạng của người hiến tặng. Mô, bộ phận cơ thể đó không chết đi mà sống cùng với người được hiến tặng. Đây cũng được xem là một hành động đẹp, mang tính nhân đạo của người cho đối với người nhận hiện; thể hiện tình tương thân tương ái trong cộng đồng. Vậy thân nhân của người hiến tạng được hưởng những chế độ gì? Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ làm rõ về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006
Nội dung tư vấn
Thân nhân của người hiến tạng được hưởng những chế độ gì?
Quyền lợi của người hiến tạng được quy định tại Thông tư 104/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017; quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác. Do người hiến tạng đã mất nên, người hiến tạng; và thân nhân người hiến tạng sẽ được hưởng chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài.
1. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định tại Khoản này
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC nêu trên. Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết; hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ; và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.
Từ ngày 01/01/2022, mức lương cơ sở tiếp tục thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP; và giữ mức 1.490.000 đồng/tháng (mức lương này được thực hiện từ ngày 01/7/2019 đến nay).
Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
Theo Điều 35 của Bộ luật Dân sự 2015; quy định về Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác như sau:
1. Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.”
Tại Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận trên cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006; quy định các nguyên tắc trong việc hiến, lấy; ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đó là:
Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Không nhằm mục đích thương mại. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X; về Thân nhân của người hiến tạng được hưởng những chế độ gì?. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp những dịch vụ về luật; hỗ trợ khách hàng về giấy tờ hành chính, giải quyết các khuyến nại hiện nay.
Để giải đáp thắc mắc; nhận thêm thông tin và dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi hãy liên hệ 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa cũng không được quá 10 tháng lương cơ sở.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người có trách nhiệm chi trả kinh phí để thực hiện đầy đủ chế độ cho người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định.