Hiện nay việc tranh chấp đất đai đã không còn quá xa lạ đối với cuộc sống con người, việc tranh chấp đất đai này không chỉ là tranh chấp giữa các bên hàng xóm với nhau như thông thường mọi người hay biết đến mà việc tranh chấp đất đai trong gia đình cũng rất nhiều, nhiều trường hợp khi cha mẹ để lại đất cho các con không bằng nhau thì lúc này cũng phát sinh nhiều mâu thuẫn tranh chấp… Mới đây, trên các phương tiện thông tin đưa tin trường hợp anh em chém nhau về tranh chấp đất, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về thảm sát vụ án tranh chấp đất đai anh em chém nhau này nhé.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp đất đai, cần phải xác định đó là tranh chấp đất đai hay tranh chấp liên quan đến đất đai, vì mỗi loại tranh chấp có thủ tục giải quyết riêng. Pháp luật có quy định về thuật ngữ tranh chấp đất đai như sau:
Căn cứ Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định thấy rằng, tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai. Theo đó mà pháp luật quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai bắt buộc tại UBND cấp xã
Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, trong đó có quy định về thẩm quyền hòa giải tại UBND cấp xã.
Trình tự, thủ tục hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu hòa giải đến Ủy ban nhân dân cấp xã
Bước 2: Sau khi nhận được đơn yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như sau:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Bước 3: Thông báo kết quả hòa giải
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Sau khi tiến hành hòa giải đất đai tại UBND xã, có hai trường hợp xảy ra như sau: Hòa giải thành và hòa giải không thành
- Đối với trường hợp hòa giải thành (kết thúc tranh chấp). Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
- Đối với trường hợp hòa giải không thành thì một trong các bên có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.
Thảm sát vụ án tranh chấp đất đai anh em chém nhau
Ngày 4/3/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm giữ đối tượng Lê Văn Công sinh năm 1984 ngụ xã Phú Điền huyện Tân Phú để điều tra về hanh vi giết người…
Cơ quan điều tra xác định, chiều ngày 3/3 Lê Văn Công cùng em trai của mình là Lê Văn Thiệp (SN 1995) xảy ra mâu thuẫn về tranh chấp đất đai. Sau khi lời qua tiếng lại, 2 anh em xảy ra xô xát, ẩu đả nhau.
Thiệp lấy một con dao lao tới đâm anh ruột Lê Văn Công nhưng Công đã né được. Bực tức trước hành động người em dùng dao đe dọa đến tính mạng của mình, Công lấy một cây gỗ dài khoảng 60cm quay lại đánh Thiệp. Lê Văn Công đã dùng cây gỗ đánh trúng vào đầu của Thiệp khiến nạn nhân gục tại chỗ. Thiệp được một số người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán. Tuy nhiên do vết thương vùng đầu quá nặng nên nạn nhân đã tử vong vào sáng ngày 4/3.
Ngay khi vụ án mạng xảy ra, Công an huyện Tân Phú đã tạm giữ đối tượng Lê Văn Công để lập hồ sơ bước đầu và bàn giao cho Công an tỉnh Đồng Nai thụ lý điều tra theo thẩm quyền.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thảm sát vụ án tranh chấp đất đai anh em chém nhau” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo đơn tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công nhận quyền sử dụng đất là gì theo pháp luật đất đai 2022?
- Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?
- Mức phạt hành chính khi không đăng ký đất đai theo quy định 2022
Câu hỏi thường gặp:
Theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên thực tế thì nếu như các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp thì họ chỉ cần hòa giải 1 lần, nếu hòa giải không thành thì họ sẽ thực hiện thủ tục để giải quuết tranh chấp ở các cấp khác.
Để giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ chúng ta cần phải dựa vào các căn cứ được quy định tại khoản 1 điều 91 NĐ số 43/2014/NĐ-CP
Thứ nhất là chứng cứ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đưa ra.
Thứ hai, dựa vào thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài phần diện tích đất đang tranh chấp và bình quân diện tích đất trên 1 nhân khẩu ở địa phương.
Thứ ba, đất đang tranh chấp có phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất mà cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt hay không.
Thứ tư, chính sách ưu đãi của những người có công với nhà nước
Thứ năm, dựa vào quy định pháp luật về cho thuê đất, giao đất và công nhận quyền sử dụng đất.