Xin chào Luật sư. Tôi là công nhân xây dựng và hiện tại đang thi công cho một nhà thầu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tôi có thắc mắc rằng khi đơn vị thi công công trình xây dựng trái với giấy phép xây dựng thì thẩm quyền xử lý vi phạm xây dựng thuộc về cơ quan nào? Trong trường hợp công trình của tôi đã bị lập biên bản vi phạm xử phạt nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có bị xử phạt tiếp hay không? Bên cạnh hình thức lập biên xử phạt vi phạm hành chính thì còn có hình thức nào khác không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
…
4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
…
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với đơn vị thi công có hành vi thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng được cấp sẽ tù thuộc vào công trình đang xây, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Xử lý thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng đã bị lập biên bản xử phạt nhưng tiếp tục sai phạm
Căn cứ khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp tiếp tục sai phạm sau khi đã bị lập biên bản yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm như sau:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
…
12. Xử phạt hành vi tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này thì mức phạt cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Theo quy định đó, đơn vị thi công đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hành chính yêu cầu chấm dứt hành vi thi công công trình xây dựng sai với giấy phép Giấy phép xây dựng (trước khi ban hành quyết định xử phạt) mà tiếp tục thực hiện hành vi sai phạm của mình thì cơ quan thẩm quyền ra quyết định xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
– Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Thẩm quyền xử lý vi phạm xây dựng là cơ quan nào?
Thẩm quyền xử phạt vi phạm về xây dựng được quy định từ Điều 71 đến Điều 78 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của thanh tra viên xây dựng
Thanh tra viên xây dựng có thẩm quyền xử phạt
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
Thẩm quyền của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; đến 210.000.000 đồng đối với các lĩnh vực: Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
Chánh thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng
Chánh thanh tra Bộ xây dựng có thẩm quyền:
– Cảnh cáo
– Phạt tiền
- Đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
- Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền:
- Đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
- Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Ngoài hình thức lập biên xử phạt vi phạm hành chính thì còn có hình thức nào khác không?
Căn cứ Điều 55 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính như sau:
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì ngoài hình thức lập biên bản thì việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tham khảo mẫu hợp đồng xây dựng theo thông tư 09/2016
- Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
- Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền xử lý vi phạm xây dựng năm 2023 là cơ quan nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà đất… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực xây dựng là Cảnh cáo và phạt tiền
Hình thức xử phạt bổ sung trong lĩnh vực xây dựng là : Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Theo Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của UBND cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế.