Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã là một chủ đề rất được quan tâm bởi những người có nguyện vọng ứng tuyển vào các vị trí thuộc công chức cấp xã. Thẩm quyền rất dễ bị nhầm lẫn giữa Ủy ban nhân các cấp, do đó người dân nên nghiên cứu rõ các quy định của pháp luật để nắm rõ thẩm quyền của ủy ban nhân dân các cấp để tránh bỏ lỡ các cơ hội về tuyển dụng. Chính vì thế, sau đây mời đọc giả đón đọc bài viết của chúng tôi về chủ đề Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã.
Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã
Như chúng ta đã biết, cán bộ, công chức cấp xã được hiểu đơn giản là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Họ trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Vậy thì thẩm quyển tuyển dụng công chức cấp xã sẽ thuộc về ai và quy định tại đâu? Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã đã được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 112/2011/NĐ-CP.
Theo đó, thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Căn cứ số lượng người đăng ký dự tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc Hội đồng xét tuyển (Hội đồng thi tuyển, Hội đồng xét tuyển sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng).
3. Trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng thì Phòng Nội vụ cấp huyện báo cáo Sở Nội vụ cấp tỉnh, sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ cấp huyện giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc tuyển dụng công chức cấp xã. Khi tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã vẫn phải thành lập các Ban giúp việc theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
UBND xã có thẩm quyền tuyển dụng công chức không?
Những công chức này sau khi được tuyển dụng họ sẽ làm việc tại UBND cấp xã. Vậy thì UBND xã trực tiếp đó có thẩm quyền tuyển dụng họ hay không? Diều này cần căn cứ vào quy định về các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về tuyển dụng công chức, vấn đề này được quy định như sau:
Tuyển dụng công chức
- Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý. - Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.
- Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này
Theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh có thẩm quyền tuyển dụng công chức trong trường hợp được phân cấp.
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã theo quy định của Nghị định này và Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức cấp xã quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã. Do đó, UBND cấp xã không có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã”. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển từ hợp đồng 68 sang công chức được không?
- Thủ tục xác định lại diện tích đất ở như thế nào?
- Công chức có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 112/2011/NĐ-CP như sau:
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định này.
Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã phải nêu rõ số lượng chức danh công chức cấp xã được giao, số lượng công chức hiện có và số lượng công chức còn thiếu so với số được giao theo từng chức danh, điều kiện đăng ký dự tuyển theo từng chức danh công chức cấp xã.
Như vậy, theo quy định trên thì hiện nay, UBND xã có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã và gửi báo cáo đến UB
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn cụ thể
1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.