Khi phát hiện hiện ra hành vi vi phạm, để ngăn chặn kịp thời hoặc để đảm bảo xử lý vi phạm thì người có thẩm quyền sẽ tạm giữ tang vật. Tuy nhiên, khi phát hiện ra hành vi vi phạm thì chủ thể vi phạm thường cho rằng không phải chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thì họ sẽ không giao nộp tang vật. Vậy, thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Tạm giữ tang vật hiểu như thế nào?
Tạm giữ tang vật hiểu một cách đơn giản đó là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật vi phạm của chủ thể vi phạm để ngặn chặn hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra và đồng thời còn có thể để đảm bảo xử lý vi phạm. Tạm giữ tang vật được pháp luật quy định vụ thể trong các điều luật. Để hiểu rõ hơn tạm giữ tang vật, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Tạm giữ tang vật được hiểu là là một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và biện pháp này áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính.
Biện pháp này có tên đầy đủ là “Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong những trường hợp nào?
Việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính phải được thực hiện theo quy định pháp luật. Theo đó thì người có thẩm quyền chỉ được phép tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Do đó, cần phải biết các trường hợp nào thì cơ quan có thẩm quyền được phép tạm giữ tang vật. Dưới đây là các trường hợp tạm giữ tang vật vi phạm hành chính mà pháp luật quy định.
Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”
Như vậy, tạm giữ tang vật vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết như đã đề cập.
Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?
Không phải bất cứ ai cũng có thể tạm giữ tang vật của chủ thể vi phạm. Việc tạm giữ tang vật được ra quyết định bởi những cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Pháp luật đã quy định cụ thể về hẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật. Vậy, Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”
Theo đó, pháp luật quy định người có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật tại chương II phần hai Luật này thì được ra quyết định tạm giữ tang vật. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
– Chủ tịch UBND các cấp: gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
– Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Kiểm lâm;
– Cơ quan thuế;
– Quản lý thị trường;
– Thanh tra;
– Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Tòa án nhân dân;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Cơ quan quản lý lao động ngoài nước;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
Như vậy, những cá nhân, cơ quan nêu trên có thẩm quyền xử phạt tịch thu tang vật và có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật.
Thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu?
Tang vật sẽ được tạm giữ trong một khoảng gian theo quy định. Pháp luật đã quy định cụ thể về thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. Do đó, người có hành vi vi phạm bị tạm giữ tang vật có thể biết được thời gian tạm giữ tang vật và xử lý vi phạm. Để biết thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là bao lâu? Hãy theo nõi nội dung sau đây nhé.
Thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính được quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
– Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ;
Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
– Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại (iii) mục 1 thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Lưu ý: Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật thuộc về ai?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như đơn thuận tình ly hôn mới nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 5 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định như sau:
“Người lập biên bản tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị mất, bán trái quy định, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người ra quyết định tạm giữ tang vật có trách nhiệm bảo quản tang vật, bồi thường khi tang vật bị mất, hư hỏng,…
Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được quy định tại Điều 17 Nghị định 138/2021/NĐ-CP như sau:
– Việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).
– Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm:
Tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề khi đã quá thời hạn tạm giữ
Mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật, phương tiện đó bị tịch thu, xử lý theo quy định;
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật.
– Sau khi tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.