Vi phạm hành chính là một loại chế tài để áp dụng khi có những hành vi vi phạm về quản lý nhà nước mà chưa phải là tội phạm vi phạm hình sự. Thường vi phạm hành chính sẽ phải nộp phạt, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng những cá, nhận tổ chức cũng sẽ chấp hành đính quy định nộp phạt vi phạm hành chính. Vì những lý do khách quan cũng có mà chủ quan cũng nhiều thì việc nộp chậm, nộp trễ tiền vi phạm hành chính vẫn xảy ra thường xuyên, khiến những quyết định cưỡng chế không còn là khái niệm xa lạ với những nhiều người. Như vậy thì Khi nào cần ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính? Và Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính bao gồm những ai?
Luật sư X sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Các hình thức nộp phạt vi phạm hành chính
Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;
Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 nêu trên hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
Thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp nào?
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định sau:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt.
- Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
- Trưởng đồn Công an, trưởng công an huyện, Giám đốc công an cấp tỉnh, Cục trưởng cục an ninh kinh tế, Cục trưởng Cục anh ninh kinh tế, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng cục cảnh sát phòng , chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục an ninh nội địa, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, tư lệnh cảnh sát cơ động.
- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy Biên phòng của khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng; Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm, Cục trưởng Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm; Tư lệnh vùng cảnh sát biển, tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam.
- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chị cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông qua, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng đội điều tra hình sự; Đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục kiểm tra thông quan; Cục trưởng Cục Hải quản tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông tin quan; Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục kiểm lâm.
- Chi cục trưởng Chi cục kiểm ngư vùng, Cục trưởng cục kiểm ngư.
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
- Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.
- Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia.
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao; Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự, trưởng phòng phòng thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục thi hành án Bộ Quốc Phòng.
- Kiểm toán trưởng.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
Khẩu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.
Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi thành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm , phương tiện.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán , tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ban đêm có được cưỡng chế thi hành án dân sự không?
- Các trường hợp không được cưỡng chế thu hồi đất tại Việt Nam
- Thẩm quyền cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã là gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nộp phạt vi phạm hành chính” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng áp dụng:
Theo Điều 13 Nghị định 166/2013/NĐ-CP , đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Thủ tục thu tiền khấu trừ:
Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.
Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi chung là bên thứ ba) đang giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 28 Nghị định 166/2013/NĐ-CP , cụ thể:
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2 và 3 Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP nêu trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.