Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định năm 2022 thuộc về cơ quan nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm những trường hợp như sau:
- Ly hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.
- Ly hôn giữa người nước ngoài với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam khi họ có yếu cầu.
Trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc giải quyết ly hôn sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ quy định Điều 28, Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những tranh chấp, những yêu cầu về hôn nhân gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2015, những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 (tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình) và khoản 2 Điều này mà có đưỡng sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:
“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết cảu Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khảon 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
Căn cứ vào các quy định đã nêu phía trên, Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ được chia làm hai trường hợp sau:
– Thẩm quyền Tòa án theo cấp Tòa án:
Căn cứ vào những quy định đã trình bày ở trên thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
– Thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được xác định được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bịd đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Đối với trường hợp bị đơn không xác định được nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp.
Mời bạn xem thêm:
- Ly hôn thuận tình khi chồng ở nước ngoài có được không?
- Ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, hồ sơ giải thể công ty cổ phần…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin ly hôn hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao chứng thực).
– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).
– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).
Trong trường hợp hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự Giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn tại tòa.