Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Hiện nay tình hình phạm tội công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi hơn. Điển hình như lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng khá là phổ biến. Vậy tội phạm công nghệ cao sẽ bị xử lý như thế nào? Ai có thẩm quyền điều tra tội phạm công nghệ cao. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Thẩm quyền điều tra tội phạm công nghệ cao ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Các loại tội phạm công nghệ cao
Tội phạm công nghệ cao hiện nay được xếp vào nhóm các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Cụ thể như sau:
– Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285)
– Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286)
– Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287)
– Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 288)
– Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289)
– Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290)
– Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291)
– Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293)
– Tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294)
Mức phạt tù cao nhất của tội phạm công nghệ cao là 20 năm (đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản).
Thẩm quyền điều tra tội phạm công nghệ cao
Báo cáo thẩm tra dự án luật của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao mới xuất hiện nhưng diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhiều trường hợp có tính chất xuyên quốc gia. Vì vậy, Ủy ban Tư pháp nhất trí với đề nghị bổ sung lực lượng Cảnh sát Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Công an nhân dân là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với một số tội phạm có sử dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Cơ quan này có nhiệm vụ khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày (không tiến hành điều tra toàn diện một vụ án hình sự); đồng thời điều tra, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của Cơ quan điều tra chuyên trách.
Mức phạt hành chính một số hành vi vi phạm sử dụng cao nghệ cao
Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản
Người vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. cụ thể:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân có trị giá dưới 2.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;
+ Thiết lập hệ thống, cung cấp dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;
+ Trộm cắp hoặc sử dụng trái phép thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại tài sản hoặc để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có trị giá dưới 2.000.000 đồng.
Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn có thể bi áp dụng phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 81 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Vi phạm quy định về gây nhiễu có hại
Theo Điều 71 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người vi phạm quy định về gây nhiễu có hại sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị điện, điện tử, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện có bức xạ vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không tuân thủ hoặc không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ vô tuyến điện và quản lý tương thích điện từ.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện thuộc Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không tuân thủ các điều kiện kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật hoặc không đúng các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại do không đúng quy định trong giấy phép hoặc không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị vô tuyến điện gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến dẫn đường, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh khi đã có yêu cầu ngừng sử dụng thiết bị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ các hành vi tại điểm đ khoản 6 Điều 71 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện từ 01 tháng đến 03 tháng, trừ các hành vi được quy định tại khoản 1, 2, 3 về điểm đ khoản 6 Điều 71 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề thẩm quyền điều tra tội phạm công nghệ cao chúng tôi cung cấp dịch vụ luật sự bào chữa cho bị can là tội phạm công nghệ cao khi bị khởi tố Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Vấn đề “Thẩm quyền điều tra tội phạm công nghệ cao” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam
- Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Quy định về thời gian tập sự của giáo viên
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra
Câu hỏi thường gặp
Chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng; chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong việc bảo vệ và giữ gìn an ninh, trật tự
Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ, tác hại của tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống các nguy cơ của tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; kỹ năng ứng phó khi bị tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;
Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phòng; chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống tội phạm; và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Chủ thể trực tiếp thực hiện tội phạm sử dụng công nghệ cao phải là những người có tri thức và kỹ năng cần thiết để trực tiếp khai thác, sử dụng thiết bị, công cụ, phương tiện công nghệ hoặc trực tiếp phát triển, ứng dụng công nghệ.
Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Hình thức lỗi là cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi vi phạm các quy định về sử dụng công nghệ cao với lỗi vô ý thì tùy theo tính chất mức độ hậu quả mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác.