Hiện nay, nhận một hay một số đứa trẻ làm con nuôi ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Với sự hội nhạp ngày càng mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế thì cá nhân hay gia đình có thể đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, về trình tự và thủ tục nhận hay cho con nuôi nước ngoài vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ và đôi khi lợi dụng lổ hổng của pháp luật để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Cùng Luật sư X tìm hiểu về “Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” qua bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật Nuôi con nuôi
Nghị định 24/2019/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là gì?
Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp sinh ra làm con.
Việc nuôi con nuôi được hình thành và đưa ra quy định cụ thể để nhằm mục đích xác lập mối quan hệ giữa cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của các chủ thể là người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình mới.
Hiện nay, nuôi con nuôi bao gồm: Nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi, khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.
Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010, thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi được quy định cụ thể như sau:
– Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
– Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
– Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với việc đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước, đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài.
Hồ sơ của người nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Điều 31 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về hồ sơ của người nhận con nuôi như sau:
1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về mã số thuế cá nhân tra cứu Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn thủ tục trích lục ghi chú ly hôn nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại Quận Hà Đông Hà Nội mới nhất 2021
- Dịch vụ ly hôn nhanh tại Quận Long Biên Hà Nội mới nhất 2021
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định, các đối tượng được nhận làm con nuôi gồm:
– Trẻ em dưới 16 tuổi
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Ngoài ra, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định nguyên tắc nhận nuôi con nuôi: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. sao có chứng thực).
Việc nhận con nuôi phải được sự đồng ý theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:
– Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi;
Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại;
Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;
Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
– Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
– Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.