Dạ thưa Luật sư, ở địa phương tôi có một doanh nghiệp vận hành nhà máy nhưng lại gây ra việc ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp vậy liệu tôi có thể trình báo với chủ tịch UBND xã được hay không? Cũng như Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trên không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Câu hỏi của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây nhằm làm sáng tỏ thắc mắc của bạn về Thẩm quyền cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định pháp luật. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là ai? Có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 36 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;
– Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
– Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
– Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
– Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.
Như vậy Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể nêu trên.
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã
Khoản 12 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã như sau:
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại III có một Phó Chủ tịch.
Thẩm quyền cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã
Theo quy định tại Điều 28 và Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính, bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng trái phép.
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại, văn hóa phẩm có nội dung độc hại
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
Điểm a Khoản 1 Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy định “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền ra quyết định cưỡng chế”. Khoản 1 Điều 88 quy định: “Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các cá nhân, tổ chức liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới”.
Mời bạn xem thêm:
- Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
- Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Thẩm quyền cưỡng chế của Chủ tịch UBND cấp xã”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty ở việt nam, giải thể công ty, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, Trích lục ghi chú ly hôn …của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 35 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã như sau:
“Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.”
Theo Điều 67 của Nghị định 121/2013/NĐ-CP và Điều 38 Luật XLVPHC thì trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đối với cá nhân không quá 5.000.000 đồng và phạt tiền đối với tổ chức không quá 10.000.000 đồng.
Điều 38 Luật XLVPHC quy định chủ tịch UBND cấp xã có quyền “phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng”. Theo khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với cá nhân trong lĩnh vực xây dựng là đến 500.000.000 đồng (điểm i khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC), trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là đến 150.000.000 đồng (điểm e khoản 1 Điều 24 Luật XLVPHC). Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 24 Luật XLVPHC). Như vậy, căn cứ Điều 24 và Điều 38 Luật XLVPHC thì trong các lĩnh vực này, chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đối với cá nhân không quá 5.000.000 đồng và phạt tiền đối với tổ chức không quá 10.000.000 đồng.
Đối với Nghị định 121/2013/NĐ-CP, tại khoản 2 Điều 67 có quy định thẩm quyền xử phạt của chủ tịch UBND cấp xã là phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên, thẩm quyền phạt tiền quy định tại Điều 67 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức; thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức (theo khoản 4 Điều 60 Nghị định 121/2013/NĐ-CP).
Như vậy, trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, chủ tịch UBND cấp xã được quyền phạt tiền đến 10 triệu đồng nhưng mức phạt này chỉ áp dụng đối với tổ chức.
Chủ tịch UBND xã là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn, tổ dân phố… (căn cứ Điều 8 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV).
Theo đó, Khoản 4 Điều 8 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV nêu rõ, tiêu chuẩn với Chủ tịch UBND cấp xã cụ thể gồm:
– Tuổi đời: Căn cứ vào tình hình của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định tuổi đời của Chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất 02 nhiệm kỳ.
– Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông.
– Chính trị: Ở khu vực đồng bằng, Chủ tịch UBND xã phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên; ở khu vực miền núi thì đối tượng này phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
– Chuyên môn, nghiệp vụ: Ở đồng bằng, Chủ tịch UBND cấp xã phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên; ở miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.
Riêng trường hợp giữ chức vụ lần đầu thì phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp xã còn phải đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.
Như vậy, để trở thành Chủ tịch UBND cấp xã thì phải đáp ứng các điều kiện về tuổi đời, trình độ học vấn, chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ đã nêu ở trên.