Việt Nam là một trong những nước nổi tiếng với việc người dân thân thiện và có tin thần đoàn kết rất tốt với nhau, tuy vậy cũng không thể tranh khỏi có các tranh chấp trong cuộc sống mà hầu như điều liên quan đến quyền, nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc về tài sản. Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng cách hòa giải thì có thể giải quyết bằng Tòa án dân sự, và nhờ hội đồng xét xử giải quyết. vậy thẩm quyền của hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự được quy định như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự gồm có những ai?
Trong Tòa án thì hội đồng xét xử sơ thầm dân sự có vai trò quan trọng trong việc xem xét vụ việc dân sự, kiểm tra chứng cứ, kết luận, đưa ra phán quyết,… Và cũng chính vì có chức năng quan trọng nên cần có người có đầy đủ thẩm quyền và chuyên môn để tham gia xét xử nhằm đảm bảo được tính khách quan, xử lý đúng người đugs việc.
Căn cứ vào Điều 63 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự như sau:
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật này. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
Như vậy, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm có Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định tại Điều 65 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
- Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
- Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
Bên cạnh đó, theo Điều 64 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định tại Điều 65 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thẩm quyền của hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự theo quy định
Hội đồng xét xử sơ thẩm có vai trò quan trọng trong việc xử lý một vụ việc hay vụ án dân sự tại Tòa án, và có thể xét xử một cách công bằng, chính xác, đúng luật trừ trường hợp vụ việc hay vụ án dân sự được thực hiện thủ tục rút gọn không cần phải có sự can thiệp của hội đồng xét xử, còn lại thì hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự có quyền như sau:
Thẩm quyền của thẩm phán
Thẩm phán nhận xét xử vụ án hình sự trên cơ sở sự phân công của Chánh án Tòa án. Trong những trường hợp nếu xét thấy cần thiết, Chánh án Tòa án có quyền đưa ra yêu cầu thay đổi thẩm phán. Căn cứ theo điều 45, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm phán được quy định như sau:
Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa
Hồ sơ vụ án là Toàn bộ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án, được sắp xếp một cách có trật tự, có hệ thống theo quy định. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi bắt đầu phiên tòa vừa quyền và nghĩa vụ của thẩm phán.
Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa
Việc điều hành phiên tòa là công việc vô cùng quan trọng được thực hiện bởi thẩm phán. Trên cơ sở hồ sơ vụ án, thẩm phán cho phép các bên đương sự trình bày ý kiến, ý kiến của Viện kiểm sát,…tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử, quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; ra yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật
Sửa chữa, bổ sung bản án ( Điều 261 BLTTHS 2015)
Theo quy định, không được sửa chữa, bổ sung bản án trừ trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung bản án phải do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định thực hiện. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện.
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Điều 280 BLTTHS 2015)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ, có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can, việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Tạm đình chỉ vụ án ( Điều 281 BLTTHS 2015)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra; không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
Đình chỉ vụ án ( Điều 282 BLTTHS 2015)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015; Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Phục hồi vụ án ( Điều 283 BLTTHS 2015)
Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định phục hồi vụ án.
Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ ( Điều 284 BLTTHS 2015)
Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Thẩm quyền của Hội thẩm
Căn cứ theo Điều 46 BLTTHS 2015, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm được quy định như sau:
” Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
- Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
- Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình”.
Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ có một thẩm phán thực hiện và không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân là đại diện cho tiếng nói của người dân tham gia vào thành phần Hội đồn xét xử để nâng cao vai trò của người dân, là tiến bộ trong quá trình cải cách tư pháp đến năm 2020.
Quy định về thời gian nghị án tối đa đối với phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Nghị án được hiểu là việc hội đồng xét xử thảo luận và quyết định các vấn đề của vụ án dân sự. Hiện nay quy định chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử mới có quyền được phép nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng riêng và được giữ bí mật và phải cách li với bên ngoài nhằm đảm bảo được tính bảo mật thông tin. Trong thời gian thực hiện nghị án, không ai được phép vào xâm phạm phòng nghị án.
Khoản 4 Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về vấn đề nghị án như sau:
- Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
- Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này.
Như vậy, thời gian nghị án đối với phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền của hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn như sau:
Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
Đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, Tòa án thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn quy định tại Phần này.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới sau đây làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:
a) Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;
c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;
e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề.