Quảng cáo là nỗ lực tiếp thị của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. Quảng cáo có thể chạy trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, đài phát thanh, tạp chí, báo, trang web và mạng xã hội,… Nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức cần phải xin giấy phép thì mới được quảng cáo. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thuộc về ai? Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo gồm những gì? Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo gồm những gì?
Giấy phép quảng cáo là giấy tờ pháp lý ràng buộc cá nhân, tổ chức chiếu quảng cáo tuân theo các quy định và tiêu chuẩn đã được thiết lập để đảm bảo tính xác thực, không lừa dối và không xâm phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng.Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo gồm những gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
1. Đơn đề nghị xin cấp phép thực hiện quảng cáo (theo mẫu)
2. Bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc bản sao có giá trị pháp lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân tự quảng cáo;
3. Bản sao có giá trị pháp lý giấy đăng ký chất lượng hàng hóa hoặc các giấy tờ tương tự về chất lượng hàng hóa quảng cáo mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng.
4. Mẫu (ma-két) sản phẩm quảng cáo thể hiện rõ nội dung quảng cáo, kích thước, tên đơn vị thực hiện quảng cáo có chữ ký của cá nhân xin phép thực hiện quảng cáo hoặc có đóng dấu nếu người xin phép là tổ chức (02 bản);
Lưu ý: Đối với quảng cáo các lĩnh vực chuyên ngành, cần có các loại giấy tờ tương ứng với từng lĩnh vực như sau:
5. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực y tế phải có các loại giấy tờ quy định tại điểm 1, 2, 4 Mục I và tuỳ theo loại hàng hoá, dịch vụ mà phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Đối với quảng cáo thuốc dùng cho người; vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo của các cơ quan thuộc Bộ Y tế theo quy định tại điểm a khoản 2 Mục III Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Bộ Văn hoá- Thông tin và Bộ Y tế.
b) Đối với quảng cáo về khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài; của các cơ sở có thầy thuốc nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học hiện đại, y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ, phục hồi chức năng có cơ sở trên địa bàn phải có bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề còn hiệu lực do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.
c) Đối với quảng cáo trang thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài; thiết bị y tế nhập khẩu, thiết bị y tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có bản sao các tài liệu về kỹ thuật (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế nước sản xuất chấp nhận hoặc cấp phép lưu hành.
d) Đối với quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không thuộc quy định tại tiết a điểm 5 Mục I phải có bản sao tiêu chuẩn cơ sở và Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
đ) Đối với quảng cáo mỹ phẩm sản xuất trong nước phải có bản sao Phiếu tiếp nhận bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Đối với quảng cáo mỹ phẩm nhập khẩu phải có bản sao Giấy phép lưu hành mỹ phẩm và Hồ sơ đăng ký lưu hành mỹ phẩm của các cơ quan y tế có thẩm quyền.
6. Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải có các giấy tờ quy định tại điểm 1, 2, 4 khoản 1 Mục I và một trong các loại giấy tờ sau:
a) Đối với quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký, hướng dẫn sử dụng và những khuyến cáo đặc biệt.
b) Đối với quảng cáo thuốc thú y phải có bản sao Giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính sản phẩm.
c) Đối với quảng cáo các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, cây giống, con giống phải có bản sao Giấy chứng nhận kiểm định giống vật nuôi, giống cây trồng nhập nội.
d) Đối với quảng cáo phân bón và sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt; thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có bản sao Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
7. Trường hợp quảng cáo hàng hoá, dịch vụ trên các phương tiện là bảng, biển, pa-nô phải cấp phép xây dựng được thay thế bằng văn bản thoả thuận của Sở Xây dựng. Ngoài các giấy tờ quy định tại một trong các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 Mục I còn phải có các loại giấy tờ sau:
a) Bản sao có công chứng một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Trong trường hợp thuê đất, chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo phải có văn bản thoả thuận hoặc bản sao hợp đồng thuê đất với người có quyền sử dụng đất hợp pháp có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo; trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước thì phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đă có trước;
c) Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
8. Quảng cáo về chương trình khuyến mại phải có thêm văn bản tiếp nhận đăng ký nội dung chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật về hoạt động thương mại.
9. Quảng cáo về thi đấu, biểu diễn thể dục thể thao, phải kèm theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức thi đấu, biểu diễn.
10. Quảng cáo về chương trình biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn thời trang, cuộc thi hoa hậu, người đẹp phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
11. Quảng cáo về chương trình hội nghị, hội thảo, triển lãm phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: chế độ thai sản
Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thuộc về ai?
Để quảng bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình phải trả phí cho nhà cung cấp phương tiện truyền thông để phân phối thông tin đến người tiêu dùng và người sử dụng dịch vụ. Đồng thời phải làm đơn xin cấp giấy phép nộp cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thuộc về ai, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có cơ quan chức năng khác nhau chịu trách nhiệm quản lý riêng. Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp phép quảng cáo được quy định cụ thể như sau:
- Cục Quản lý Dược: cấp phép quảng cáo nội dung về thuốc;
- Cục An toàn thực phẩm: cấp phép quảng cáo những nội dung về sữa và dinh dưỡng cho trẻ;
- Cục Quản lý khám, chữa bệnh: xem xét hồ sơ xin cấp phép của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động;
- Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền: cấp phép quảng cáo của dịch vụ khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của các cơ sở do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động;
- Cục Quản lý môi trường Y tế: chịu trách nhiệm cấp phép quảng cáo về hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn sử dụng trong lĩnh vực gia dụng, y tế;
- Cục Quản lý Trang thiết bị và Công trình Y tế: cấp phép quảng cáo trang thiết bị y tế.
Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo như thế nào?
Quảng cáo là một hình thức quảng bá sản phẩm rất phổ biến trên thị trường kinh doanh hiện nay. Giấy phép quảng cáo là giấy tờ cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp quảng cáo cụ thể cho sản phẩm/dịch vụ tương ứng của họ. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Quảng cáo hiện nay được xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Do đó, trình tự xin cấp giấy phép quảng cáo ở mỗi loại hình lại có sự khác biệt.
Quảng cáo trên báo nói, báo hình
Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Ý kiến của cơ quan chủ quản;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
Bước 2: Cấp giấy phép quảng cáo
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí; trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
\Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương nơi đặt bảng quảng cáo, băng-rôn
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo
– Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội
– Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo hoặc dấu của tổ chức
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn
– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo
– Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cấp giấy phép quảng cáo
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo thuộc về ai?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 28 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo như sau:
– Việc đặt màn hình chuyên quảng cáo phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
– Khi thực hiện quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời không được dùng âm thanh.
– Quảng cáo trên màn hình không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này được sử dụng âm thanh theo quy định của pháp luật về môi trường.
Căn cứ Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về việc cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau:
– Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
+ Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
+ Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
+ Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Như vậy, theo quy định trên trường hơp công ty của bạn muốn xây dựng biển quảng cáo ngoài trời mà có diện tính 20 mét vuông trở lên thì phải xin giấy phép xây dựng của cơ quang có thẩm quyền về xây dựng ở địa phương của bạn nhé. Theo đó, các trường hợp còn lại cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền thì mới được quảng cáo.