Thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng; vẻ vang của mỗi công dân. Người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể đối mặt với các chế tài xử lý khác nhau. Vậy khi tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì? Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc đó tại bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
Thông tư lên tịch 16/2016/TT-BYT-BQP
Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ; chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi pháp hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Những ai bắt buộc tham gia nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định tại Chương IV Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, điều kiện để gọi nghĩa vụ quân sự với công dân gồm:
– Độ tuổi: Đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; nếu có bằng cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 – 27 tuổi.
– Có lý lịch rõ ràng.
– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TT-BYT-BQP: Có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3, công dân cận thị từ 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, HIV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ.
– Có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Nếu các tỉnh có khó khăn, không đủ chỉ tiêu giao quân thì có thể xem xét lấy công dân có trình độ từ lớp 7.
Riêng các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện đặc biệt khó khăn thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự?
– Con của liệt sĩ hoặc thương binh hạng một.
– Một anh/một em trai của liệt sĩ.
– Một con của thương binh hạng hai hoặc bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an.
– Cán bộ; công chức; viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?
Chế độ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1) Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BQP; quy định thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan; binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định.
2) Chế độ nghỉ phép
Theo Điều 3 Nghị định 27/2016, đối với hạ sĩ quan; binh sĩ phục vụ tại ngũ:
– Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi: được phép nghỉ hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về), được thanh toán tiền tàu; xe; tiền phụ cấp đi đường;
– Hạ sĩ quan; binh sĩ là học viên các học viện; nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên: thời gian nghỉ phép là thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép được thanh toán tiền tàu; xe; tiền phụ cấp đi đường;
– Trường hợp không thể giải quyết cho nghỉ phép do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn thì được thanh toán bằng tiền (mức tiền một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh);
– Trường hợp đã nghỉ phép một năm theo chế độ; nếu gia đình gặp thiên tai; hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ; con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan; binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt; thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về); được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường.
3) Đãi ngộ đối với thân nhân
Theo Điều 6 Nghị định 27/2016, thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được trợ cấp như sau:
– 3.000.000 đồng/suất/lần khi nhà ở của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ gặp gặp tai nạn, hoả hoạn, thiên tai dẫn đến bị sập nhà, trôi nhà, cháy nhà hoặc phải di dời chỗ ở hoặc tài sản bị hư hỏng, thiệt hại nặng về kinh tế;
– 500.000 đồng/người/lần khi thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ ốm đau từ 01 tháng trở lên, điều trị 01 lần tại bệnh viện từ 07 ngày trở lên;
– Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần hoặc mất tích thì thân nhân được trợ cấp mức được trợ cấp mức 2.000.000 đồng/người.
– Miễn, giảm học phí đối với con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ khi học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015.
4) Chế độ phụ cấp thêm khi kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ và chế độ phụ cấp khuyến khích đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2016:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ thì từ tháng thứ 25 trở đi, hàng tháng được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng (Không áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang chờ chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; chờ đi học, dự thi tuyển sinh; đang học ở các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội và các trường hợp khác);
– Hạ sĩ quan; binh sĩ nữ phục vụ tại ngũ: hàng tháng được hưởng phụ cấp mức 0,2 so với mức lương cơ sở.
5) Một số chế độ khác, chính sách khác:
Theo Điều 5 Nghị định 27/2016, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ còn được đãi ngộ:
– Không mất phí chuyển tiền, bưu phẩm; bưu kiện; được cấp 04 tem thư/tháng;
– Trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo; học sinh; sinh viên nếu vay tiền từ ngân hàng chính sách xã hội thì được tạm hoãn trả; và không tính lãi suất trong thời gian tại ngũ theo quy định hiện hành.
– Nếu có đủ điều kiện; tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị; đạo đức; văn hóa; sức khỏe; độ tuổi thì được tham gia tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng; và được cộng Điểm ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định hiện hành.
Chế độ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ
1) Trợ cấp xuất ngũ một lần
Theo Điều 7 Nghị định 27/2016/NĐ-CP, chính sách dành cho hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ gồm:
– Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội: được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời điểm xuất ngũ. Trường hợp có tháng lẻ:
+ Dưới 01 tháng: không được hưởng trợ cấp;
+ Từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng: hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương cơ sở;
+ Từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng: hưởng trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.
– Ngoài ra; nếu phục vụ tại ngũ thời hạn đủ 30 tháng; khi xuất ngũ được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Trường hợp nếu xuất ngũ trước thời hạn 30 tháng thì thời gian phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.
– Được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ tại thời Điểm xuất ngũ;
– Được tổ chức buổi gặp mặt chia tay với mức chi 50.000 đồng/người; được tiễn đưa hoặc cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông), phụ cấp đi đường từ đơn về nơi cư trú.
2) Một số chế độ, chính sách khác
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2016 hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ còn được đãi ngộ:
– Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
– Được hỗ trợ đào tạo nghề khi xuất ngũ theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015.
– Nếu trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ được tiếp nhận lại; bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ;
– Trường hợp được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước; tổ chức; các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm; thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ; chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ; công chức; viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.
– Trường hợp xuất ngũ do đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ; hoặc do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên; hoặc động viên cục bộ khi về địa phương được ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh; tuyển dụng công chức; viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương; và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
Trốn tham gia nghĩa vụ quân sự bị xử phạt hành chính như thế nào?
Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng; cơ yếu; trong đó, các hành vi liên quan đến nghĩa vụ quân sự được quy định cụ thể như sau:
Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
Phạt cảnh cáo: Đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. Cùng với đó, buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự,
Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và buộc thực hiện kiểm tra sức khỏe đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; Đưa tiền hoặc lợi ích vật chất khác cho cán bộ; nhân viên y tế nhằm làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. Người có hành vi này bị buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe và cán bộ; nhân viên y tế phải nộp lại số lợi bất hợp pháp mà họ có được.
Vi phạm quy định về nhập ngũ
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng và buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trốn nghĩa vụ quân sự năm 2022 bị phạt như thế nào?
Xăm hình trên người có phải tham gia nghĩa vụ quân sự
Đi nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ thì bị xử lý ra sao?
Trên đây; là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Tham gia nghĩa vụ quân sự được hưởng những quyền lợi gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Binh nhì: Hệ số 0,4 – Mức phụ cấp là: 1.490.000 đồng x 0,4 = 596.000 đồng/tháng;
– Binh nhất: Hệ số 0,45 – Mức phụ cấp là: 1.490.000 đồng x 0,45 = 670.500 đồng/tháng;
– Hạ sĩ: Hệ số 0,5 – Mức phụ cấp là: 1.490.000 đồng x 0,5 = 745.000 đồng/tháng;
– Trung sĩ: Hệ số 0,6 – Mức phụ cấp là: 1.490.000 đồng x 0,6 = 894.000 đồng/tháng;
– Thượng sĩ: Hệ số 0,7 – Mức phụ cấp là: 1.490.000 đồng x 0,7 = 1.043.000 đồng/tháng.
Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Như vậy, theo quy định thì công dân đã được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi đang học cao đẳng, đại học thì sẽ được gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi, hết 27 tuổi ở đây có nghĩa là bạn phải bước sang tuổi 28.