Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được quan tâm như: Công ty TNHH; doanh nghiệp tư nhân; công ty cổ phần; doanh nghiệp nhà nước, công ty hợp danh. Người ta lại đặt dấu hỏi rằng “tập đoàn” hay “tập đoàn kinh tế” thuộc nhóm nào hay loại hình nào. Bài viết dưới đây sẽ góp phần giúp bạn đọc hiểu hơn điều này. Hãy cùng Luật sư X chúng tôi giải đáp vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 69/2014/NĐ – CP về tập đoàn kinh tế Nhà nước và tổng công ty Nhà nước
Tập đoàn là gì?
Theo Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
“1. Tập đoàn kinh tế; tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần; phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế; tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp; không có tư cách pháp nhân; không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế; tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ; công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế; tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.”
Từ đây, chúng ta có thể hiểu Tập đoàn kinh tế; tổng công ty không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một tổ chức tập hợp của các công ty (pháp nhân độc lập) có mối liên hệ về vốn; tài chính, công nghệ, thị trường, thương hiệu, nghiên cứu, đào tạo…
Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định. Bản chất của tập đoàn kinh tế; tổng công ty là sự liên kết của các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập (liên kết nhóm); do đó mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty khá đa dạng.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có hai hình thức; đó là: tập đoàn kinh tế nhà nước; tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế; tổng công ty tư nhân.
Điều kiện doanh nghiệp trở thành tập đoàn?
Đối với doanh nghiệp đã hoạt động
Các doanh nghiệp đã hoạt động riêng lẻ từ trước muốn trở thành tập đoàn thì phải đáp ứng được những điều kiện sau:
– Tình hình tài chính dồi dào; luôn đạt mức độ đảo bảo an toàn.
– Kinh doanh có lãi trong khoảng thời gian 3 năm liên tiếp liền kề trước năm được lựa chọn.
– Hoạt động ở cả phạm vi trong nước và quốc tế.
– Trình độ nhân lực và năng suất lao động đều cao hơn các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực.
– Quản lý có hiệu quả cổ phần; phần vốn góp tại các doanh nghiệp khác.
– Công nghệ và trang thiết bị đều có chất lượng cao, đảm bảo yếu tố tiên tiến và hiện đại.
Với tập đoàn thành lập mới
Đối với các tập đoàn kinh tế dự kiến sẽ thành lập; họ phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây để được công nhận là tập đoàn thực thụ:
– Ngành/lĩnh vực kinh doanh phải thuộc các ngành/lĩnh vực sản xuất có vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo nền kinh tế quốc gia lớn mạnh.
– Tạo được nền tảng hạ tầng kinh tế cho đất nước; đồng thời tạo nên động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
– Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ; thì mới có thể trở thành tập đoàn bởi Thủ tướng chính là người đưa ra quy định ngành/lĩnh vực nào có thể thành lập tập đoàn kinh tế.
Công ty mẹ – Công ty con là gì?
Công ty mẹ (đối với công ty “con”)
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó”.
Công ty mẹ trong một tập đoàn kinh tế phải đáp ứng những điều kiện gì?
– Vốn điều lệ tối thiểu là 10.000 tỷ VNĐ, đối với trường hợp công ty mẹ là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn Nhà nước phải chiếm ít nhất 75% vốn điều lệ;
– Doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm;
– Có khả năng quản lý vốn đầu tư cũng như khả năng sử dụng các chiến lược, bí quyết kinh doanh để phối hợp hoạt động với các công ty con, công ty liên kết…
– Nguồn lực tài chính phải vững hoặc phải luôn có phương án huy động vốn khi cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động cho các công ty con cũng như mối quan hệ hợp tác với các công ty liên kết;
– Tập đoàn phải sở hữu ít nhất 50% số lượng công ty con hoạt động trong những ngành nghề then chốt đồng thời số vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con phải bằng ít nhất 60% tổng vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.
Tham khảo khoản 3 Điều 9 Nghị định 69/2014/NĐ – CP.
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ
Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con; công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên; chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp 2020; và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu; thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường; hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan; gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này; thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình; hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
Hạn chế sở hữu chéo
Theo tinh thần Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020:
Một là, công ty con không được góp vốn, mua cổ phần công ty mẹ.
Hai là, các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn; mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Ba là, các công ty con của cùng một công ty mẹ mà trong đó Nhà nước sở hữu > 65% vốn điều lệ không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Câu hỏi thường gặp:
Như vậy, theo luật doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên. Luật không quy định tập đoàn kinh tế phải bắt buộc có ít nhất 5 công ty con và địa chỉ của các công ty cùng 1 địa điểm hay khác địa điểm.
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
a) Công ty mẹ bị giải thể, phá sản;
b) Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này;
c) Công ty mẹ bị sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp khác mà Nhà nước không giữ cổ phần, vốn góp chi phối;
d) Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là những tìm hiểu cơ bản của chúng tôi về Tập đoàn theo quy định pháp luật hiện hành. Những khó khăn vướng mắc về vấn đề liên quan đến hồ sơ; thủ tục, cũng như các khó khăn về các vấn đề pháp lý có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Trân trọng!