Xin chào Luật sư. Em là Tú, em hiện là sinh viên năm hai, khoa Luật, Học viện Phụ nữ Việt Nam. Em đang học đến Luật Hôn nhân và gia đình. Em cảm thấy hứng thú với học phần này, đặc biệt là em muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề Tảo hôn. Luật sư có thể giải thích rõ thế nào là tảo hôn? Tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình 2014? Hệ lụy của việc tảo hôn là như thế nào? Xử lý việc tảo hôn như thế nào? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình 2014?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP
Tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình 2014?
Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này
Như vậy, tảo hôn ở Việt Nam là việc vi phạm quy định tuổi kết hôn, là một trong những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình.
Chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) …”
Như vậy có thể thấy, tảo hôn là việc hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, tức nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi, nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.
Tảo hôn vi phạm Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn.
Tác hại của tảo hôn là gì?
Việc tảo hôn lại đem đến những hệ lụy lớn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và cả xã hội trong tương lai. Cụ thể:
– Đối với sức khỏe: Sức khỏe của người tảo hôn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với trẻ em gái dưới 15 tuổi, khi cơ thể chưa phát triển mà mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ được sinh ra từ những người mẹ chưa đủ 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết hơn so với những đứa trẻ khác.
– Đối với tinh thần: Khi kết hôn sớm, trẻ em không được chơi đùa, nghỉ ngơi và học tập, giải trí tham gia các hoạt động như các bạn bè cùng trang lứa khác.
– Về môi trường giáo dục: Khi tảo hôn, tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, không có cơ hội học tập, kiến thức xã hội hạn chế, không được tiếp thu kiến thức hiện đại, tiên tiến vì thế không được phát triển tối đa về nhân cách, tài năng và khả năng trí tuệ.
– Về kinh tế: Việc tảo hôn khiến cho khả năng tìm kiếm việc làm, đóng góp cho kinh tế gia đình thấp dẫn đến tình trạng đói nghèo gia tăng, nhiều trường hợp dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ.
– Về xã hội: Tảo hôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội khi chất lượng dân số thấp.
Chính vì thế, việc tảo hôn và hậu quả của tảo hôn là một gánh nặng cho xã hội và cần được loại trừ.
Xử lý tảo hôn như thế nào?
Hủy kết hôn trái pháp luật
Hậu quả của việc tảo hôn có thể tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nên cần có biện pháp xử lý phù hợp.
Với trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn thì việc kết hôn đó là trái pháp luật và có thể bị hủy khi có yêu cầu của những người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
Và theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý. Việc kết hôn sẽ bị hủy nếu như tại thời điểm xem xét yêu cầu hủy kết hôn, một trong hai bên không đủ điều kiện về độ tuổi hoặc một trong hai bên không yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân đó.
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó.
Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những chế tài mà nhà nước áp dụng với hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn.
Theo Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:
- Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
- Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
Như vậy, có thể bị xử phạt về hành vi tảo hôn khi Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự là chế tài áp dụng với hành vi tảo hôn, để lại hậu quả nghiêm trọng và có cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.
Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:
“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Theo quy định này, trường hợp tảo hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm. Theo đó, mức xử phạt được quy định là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Có thể bạn quan tâm
- Các quy định của pháp luật về kiểm tra hải quan năm 2022
- Quy định về nhà tình nghĩa theo pháp luật?
- Thực tập sinh ngành Luật có được trả lương không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tảo hôn vi phạm điều nào của Luật hôn nhân và gia đình 2014?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, đăng ký bảo hộ logo công ty, quy định tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, mẫu trích lục hộ tịch, tra mã số thuế cá nhân, xác minh tình trạng hôn nhân, hồ sơ giải thể công ty cổ phần, thủ tục xin giải thể công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân gia đình 2014. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.
– Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
– Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Tảo hôn là một trong những hành vi trái pháp luật và bị pháp luật cấm. Dù trong trường hợp không tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục vẫn phải chịu các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.