Xin chào Luật sư X, em họ tôi năm nay 14 tuổi vì có thai ngoài ý muốn nên hai bên gia đình muốn cho hai người kết hôn để giữ mặt mũi. Nhưng tôi nghe hàng xóm nói đó đó là tảo hôn và bị cấm. Vậy tảo hôn là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, ở các vùng cao, vùng nông thôn hẽo lãnh nhiều gia đình không hiểu biết nhiều về pháp luật, vì nhiều lý do mà họ cho con kết hôn rất sớm và điều này cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì thế pháp luật Việt Nam đã cấm các hành vi tảo hôn. Vậy tảo hôn là gì? Được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Tảo hôn nghĩa là gì?
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này (căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình).
Có thể thấy, tảo hôn là việc cả hai người nam và nữ hoặc chỉ người nam hoặc chỉ người nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã lấy vợ, lấy chồng. Trong đó, luật không có khái niệm lấy vợ, lấy chồng nhưng có thể hiểu là tổ chức đám cưới.
Bởi theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật này, đây là một trong các hành vi bị cấm. Do đó, thông thường, việc lấy vợ, lấy chồng của nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn sẽ không được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kết hôn.
Có thể nhìn rõ hậu quả trước mắt của hành vi tảo hôn là những đứa trẻ chưa đủ tuổi nhưng kết hôn sớm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sức khoẻ sinh sản của nam, nữ đặc biệt là các bé gái.
Ngoài ra, do chưa đủ tuổi, chưa trưởng thành, cơ thể chưa phát triển toàn diện nên việc mang thai, sinh con, nuôi con sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chính cha, mẹ và con.
Như vậy, có thể hiểu, tảo hôn là việc nam nữ đăng ký kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định, là một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo luật hiện hành.
Cách tính tuổi để xác định tảo hôn thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình, độ tuổi đăng ký kết hôn được quy định gồm:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Và để xác định chính xác số tuổi được phép kết hôn, Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016 hướng dẫn như sau: Nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên; tuổi nam, nữ xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Nếu không xác định được ngày, tháng, năm sinh thì thực hiện như sau:
- Xác định được năm sinh, không xác định được tháng sinh: Tháng sinh là tháng 01 của năm sinh.
- Xác định được năm sinh, tháng sinh, không xác định được ngày sinh: Ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh.
Nguyên nhân tảo hôn phổ biến
Nguyên nhân tảo hôn thường là những nguyên nhân phổ biến sau đây:
+ Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
+ Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.
+ Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.
+ Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.
+ Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.
Và một số nguyên nhân khác v.v …
Hậu quả pháp lý của tảo hôn như thế nào?
- Vì tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng tại khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Cho nên chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.
- Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:
+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Một số hậu quả pháp lý khác v.v …
Trên đây là toàn bộ bài viết với nội dung cung cấp các kiến thức, thông tin về khái niệm tảo hôn là gì, ví dụ cụ thể về hành vi tảo hôn, đưa ra một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tảo hôn và một vài hậu quả pháp lý mà tảo hôn có thể gây ra.
Tảo hôn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo quy định tại điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Theo quy định trên thì nếu người nào tổ chức việc tảo hôn cho những người chưa đến tuổi kết hôn và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ nên 02 năm.
Ai được quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái luật do tảo hôn?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình, người có quyền huỷ kết hôn trái luật do nam, nữ tảo hôn gồm:
- Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện khác của nam, nữ tảo hôn.
- Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin… (căn cứ Điều 3 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 90 của Luật Trẻ em năm 2016).
- Hội Liên hiệp phụ nữ.
Sau khi được giải quyết việc huỷ kết hôn trái luật vì nam, nữ tảo hôn thì sẽ có hậu quả như sau:
- Các bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ vợ chồng trái luật trước đó.
- Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ con vẫn còn tồn tại và sẽ được giải quyết như khi cha, mẹ ly hôn.
- Các quan hệ khác như tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các quy định khác. Tuy nhiên, dù giải quyết theo hướng nào thì cũng phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài
- Nhà tình thương có được mua bán không?
- Không đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không?
- Nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền phải làm sao?
- Kinh doanh casino thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh nào?
- Con ruột và con nuôi kết hôn thì có được không?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tảo hôn theo quy định hiện nay là gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quá lớn đối với gia định và xã hội. Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý.
Sau khi hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn, hậu quả pháp lý như sau:
Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Khi nam nữ tảo hôn nhưng tại thời điểm Toà án giải quyết yêu cầu huỷ kết hôn trái luật mà cả hai đã đủ tuổi (nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và các điều kiện kết hôn khác), có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì quan hệ vợ chồng giữa hai người sẽ được Toà án công nhận.