Trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng trong một thời gian cho phép. Nếu không thực hiện thủ tục tạm ngừng hộ kinh doanh, chủ hộ sẽ bị xử phạt theo quy định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
Hộ kinh doanh là gì?
Theo như quy định của pháp luật thì hộ kinh doanh được hiểu như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong; quà vặt; buôn chuyến; kinh doanh lưu động; kinh doanh thời vụ; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh; trò trường hợp kinh doanh các ngành; nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy, một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình sẽ được đăng ký thành lập hộ kinh doanh; phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh; không chỉ dừng lại ở tài sản có đăng ký vào hộ kinh doanh mà là tài sản của mình. Dễ hiểu hơn là trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Tạm ngừng hoạt động Hộ kinh doanh là gì?
Tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh là hình thức dừng tạm thời hộ kinh doanh sau này khi nào tiếp tục muốn hoạt động thì hộ kinh doanh có thể thông báo hoạt động trở lại. Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên; hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Hồ sơ
Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Số lượng hồ sơ là 01 bộ, bao gồm:
Giấy thông báo về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Hộ kinh doanh. Nội dung bao gồm:
- Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: Tên, số giấy chứng nhận, cơ quan cấp, ngày cấp,…
- Thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu và ngày kết thúc tạm ngừng
- Lý do tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh
- Họ tên, chữ ký người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Hộ kinh doanh (bản gốc)
Địa điểm nộp hồ sơ
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng
Thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh không được quá 01 năm.
Lệ phí thực hiện thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động
Lệ phí: 100,000VNĐ
Vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh
Hộ kinh doanh vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh thì có thể bị phạt cảnh cáo;phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; và có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Mặt khác, hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
– Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.
Tham khảo bài viết: Thủ tục chấm dứt hoạt động của Hộ kinh doanh
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Có 2 cách nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Cách 2: Nộp hồ sơ online qua mạng theo 4 bước:
– Bước 1: Đăng ký tài khoản đăng nhập trang cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đường link: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/inf/default.aspx.
– Bước 2: Nhập thông tin hồ sơ đầy đủ vào hệ thống đăng ký kinh doanh.
– Bước 3: Scan và đính kèm file hồ sơ lên hệ thống.
– Bước 4: Xác nhận, nộp hồ sơ.
Theo quy định sau 3 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo phản hồi về hồ sơ đã tiếp nhận.
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.