Xin chào Luật sư. Tôi tên là Trí. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Chứng minh nhân dân là gì? Tạm giữ giấy chứng minh nhân dân trong trường hợp nào? Thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân ( thẻ căn cước ) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm công dân, lai lịch của người được cấp. Tương đương như thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân tại những quốc gia khác.
Bắt đầu từ năm 2016, Chứng minh nhân dân chính thức được thay bằng Căn cước Công dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, tại công an cấp tỉnh, cấp huyện vẫn thực hiện các thủ tục cấp mới, cấp đổi và cấp lại giấy Chứng minh nhân dân đến ngày 30 tháng 10 năm 2017 chính thức được bãi bỏ.
Tạm giữ giấy chứng minh nhân dân trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điểm 2, mục III, Thông tư 04/1999/TT-BCA về trường hợp thu hồi và tạm giữ chứng minh nhân dân, cụ thể như sau:
‘a- Tại khoản 1, Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP đã quy định: Công dân bị thu hồi CMND trong các trường hợp đã có quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã có quyết định cho phép công dân Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, thì công dân phải báo cho công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú biết. Công an phường, xã, thị trấn phải báo cáo Công an cấp huyện để thu hồi CMND những trường hợp này, khi thu hồi CMND phải lập biên bản và chuyển về Công an tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương để lưu chung với hồ sơ cấp CMND.
b- Công dân bị tạm giữ CMND trong các trường hợp: có hành vi vi phạm hành chính phải tạm giữ CMND để ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5, Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: có quyết định tạm giam, quyết định thi hành án phạt tù tại trại giam, quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, cơ quan thi hành lệnh tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc Công an cấp huyện, cấp tỉnh phải tạm giữ CMND của những người này, việc tạm giữ CMND phải ghi vào biên bản lưu chung hồ sơ thực hiện lệnh hoặc các quyết định đó.
Công dân được trả lại CMND khi chấp hành xong các biện pháp xử lý nói trên: người có thẩm quyền, cơ quan tạm giữ CMND trả lại CMND cho họ sử dụng, khi trao trả CMND phải lập biên bản cụ thể.’
Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu bạn vi phạm một trong các quy định trên thì cơ quan công an có thẩm quyền tạm giữ CMND, tuy nhiên phải là cơ quan công an cấp huyện trở lên sẽ có thẩm quyền này, công an xã không có thẩm quyền tạm giữ chứng minh nhân dân của bạn.
Thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân
Các trường hợp cấp đổi CMND:
– CMND rách, nát, không rõ ảnh, chữ, số ghi trên CMND.
– Đã được phép thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh của cơ quan có thẩm quyền.
– Đã được cấp CMND nhưng chuyển nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp chuyển nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà công dân có yêu cầu thì được đổi lại CMND
– Người có thay đổi về đặc điểm nhận dạng do phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ.
– CMND đã sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp được đổi theo thông báo của cơ quan Công an.
Hồ sơ cấp đổi CMND bao gồm:
– Đơn đề nghị (mẫu CM3).
– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).
– Kê khai tờ khai cấp CMND.
– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.
– Nộp CMND cũ.
– Trong trường hợp đổi CMND do thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi đó.
Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân
Cấp lại CMND trong trường hợp bị mất CMND. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị (mẫu CM3) có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký thường trú.
– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể).
– Kê khai tờ khai cấp CMND.
– Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định.
Về nơi làm thủ tục cấp CMND lệ phí cấp CMND thời gian trả CMND
Nơi làm thủ tục cấp CMND: Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp.
Lệ phí cấp CMND:
– Đối tượng thu lệ phí: Công dân làm thủ tục cấp lại, cấp đổi (do bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung ghi trong CMND).
– Mức thu: Cấp đổi, cấp lại theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 6.000 đồng (lệ phí không bao gồm tiền chụp ảnh).
– Đối tượng không thu, miễn thu lệ phí: Bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ, thương binh; công dân của các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc; cấp mới, cấp đổi do CMND hết hạn sử dụng.
Thời gian trả CMND: Trong thời hạn 15 ngày đối với thành phố, thị xã và 30 ngày đối với các địa bàn khác tính từ ngày công dân nộp đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục cấp CMND.
Theo quy định của pháp luật thì để làm lại CMND cần phải có Hộ khẩu thường trú bản gốc. Vì vậy, nếu bố bạn bị mất hộ khẩu thì phải làm lại sổ hộ khẩu. Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu như sau:
Hồ sơ cấp đổi sổ hộ khẩu:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu sổ mới).
Trường hợp bị mất sổ hộ khẩu: Phải thông báo việc bị mất để được cấp lại sổ hộ khẩu.
Trường hợp trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì phải yêu cầu và kèm theo sổ hộ khẩu để điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Cấp lại: Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Địa điểm nộp hồ sơ tại trụ sở Công an cấp xã.
Tuy nhiên, bố bạn có thể làm sổ hộ khẩu mới với địa chỉ thường trú hiện tại hoặc bố bạn nhập vào sổ hộ khẩu gia đình ông bà ngoại bạn. Sau đó là thủ tục cấp CMND.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tạm giữ giấy chứng minh nhân dân trong trường hợp nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, hồ sơ giải thể công ty, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Làm căn cước công dân không có chứng minh nhân dân được không?
- Số Căn cước công dân và số Chứng minh nhân dân là gì?
- Làm giấy chứng minh nhân dân cần những gì theo quy định?
Các câu hỏi thường gặp
Việc làm chứng minh thì không thể lấy liền được mà tùy từng khu vực mà việc giải quyết có thể nhanh hay chậm. Cụ thể:
– Đối với công dân ở thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc;
– Đối với trường hợp công dân ở các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc;
– Đối với công dân ở các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.
Chính phủ vừa có Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự, trong đó hành vi không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng.
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.“
Ngoài ra, Luật Công chứng 2014 không có bất quy định về thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.
Như vậy, về nguyên tắc thì Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch và không hạn chế thời hạn. Tuy nhiên, vì chứng minh nhân dân chỉ có hiệu lực trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp, do đó thời hạn sử dụng của bản sao cũng sẽ phụ thuộc vào thời hạn sử dụng chứng minh gốc.