Chào Luật sư, con tôi phạm tôi buôn bán người qua biên giới. Vừa bị bắt được 1 tuần. Do cháu đi làm ăn xa nên tôi cũng không biết tình hình công việc của cháu. Mới đây, khi tôi nhận được tin tôi rất sốc. Không biết vì lý do gì mà lại làm công việc phạm pháp như vậy. Tôi muốn gặp mặt cháu để xem tình hình; động viên cháu. Nhưng không biết là Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt? Mong luật sư tư vấn giúp tôi.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ 2015
Nội dung tư vấn
Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?
Theo quy định của pháp luật, các trường hợp có thể bị tạm giam bao gồm:
- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Tội rất nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng; tội ít nghiêm trọng thuộc các trường hợp quy định; tại khoản 2 Điều 119 bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai; hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng; mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, cũng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam; nếu thuộc trường hợp tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trong một số trường hợp, lệnh tạm giam; phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Khi hết thời hạn tạm giam và phải trả tự do cho người bị tạm giam. Nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể thời gian bị tạm giam bao lâu thì được gặp mặt. Nhưng trên thực tế đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam; thăm gặp theo quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp thân nhân không được thăm gặp; thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người thân. Số lần gặp phải tuân theo quy định của pháp luật
Những trường hợp thân nhân không được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam
Không phải mọi trường hợp thăm gặp đều được giải quyết mà phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ; người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây :
- Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân; giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân; giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
- Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ; hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam; hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
- Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp, (đối với trường hợp này thì người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp);
- Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm kỷ luật nơi giam giữ và bị cách ly tại buồng kỷ luật.
Trong thời gian tạm giam có được thăm không?
Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015; quy định về Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; quy định Người bị tam giam có quyền sau đây:
d) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
Khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 quy định:
“Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ”
Theo quy định trên, được thăm trong thời gian tạm giam ;và được gặp một lần trong một tháng, thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.
Ngoài ra, đối với trường hợp muốn tăng thêm số lần thăm gặp hoặc người không phải thân nhân của người đang bị tạm giam, tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án.
Thủ tục thăm gặp phạm nhân như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2020/TT – BCA quy định chi tiết về chế độ gặp, nhận quà và liên lạc của phạm nhân:
Là thân nhân của phạm nhân
Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Là cá nhân khác
Cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.
Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân sẽ xem xét văn bản đề nghị trên và quyết định cho thăm gặp hoặc không.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chế độ ăn của người bị tạm giam
- Có áp dụng hình thức tạm giam với phụ nữ có thai không?
- Giải thể công ty cổ phần theo quy định mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; cách tra cứu quy hoạch xây dựng,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với thời hạn tạm giam trong vụ án hình sự dài hơn thời hạn tạm giữ, cụ thể là:
Thời hạn tạm giam bị can để điều tra:
– Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
– Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng;
– Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, phải có thời gian dài hơn thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ”