Việc tòa án giải quyết vụ án dân sự là nhằm bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy vậy trong quá trình chuẩn bị xét xử nếu có căn cứ do pháp luật quy định về tạm dừng việc giải quyết vụ án dân sự; thì tòa án sẽ quyết định tạm ngừng giải quyết vụ án dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết “Tạm đình chỉ vụ án dân sự”.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tạm đình chỉ vụ án dân sự
Khi vụ án dân sự phát sinh tại tòa án thì tòa án theo nhiệm vụ quyền hạn của mình phải tiến hành giải quyết vụ án dân sự đó dựa trên các quy định pháp luật có liên quan. Để giải quyết vụ án một cách khách quan, tòa án không chỉ tiến hành một hoạt động; mà phải thực hiện các hoạt động theo một trình tự tố tụng; từ việc chuẩn bị về chứng cứ, tài liệu đến giúp đương sự hòa giải. Nếu không thỏa thuận được mới mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án.
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án là việc tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án; khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Đặc điểm tạm đình chỉ vụ án dân sự
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án có các đặc điểm sau:
– Thứ nhất, tạm đình chỉ giải quyết vụ án là việc tòa án tạm ngừng giải quyết vụ án đã được thụ lý. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án không phải là quyết định chấm dứt việc giải quyết về nội dung vụ án; mà nó chỉ làm tạm ngừng tiến trình tố tụng đang được tiến hành do xuất hiện những tình tiết, sự kiện nhất định.
– Thứ hai việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải dựa trên những căn cứ pháp luật quy định.
Trên cơ sở đảm bảo các quyền của đương sự; tính chính xác và đúng đắn trong việc giải quyết các vụ án; và việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết vụ án.
– Thứ ba tính chất gián đoạn tạm thời của việc tạm đình chỉ vụ án. Tạm đình chỉ vụ án trong thời gian trước mắt tòa án sẽ không tiếp tục giải quyết vụ án nên khi lý do của việc tạm ngừng này không còn thì không cần thiết phải ngừng giải quyết mà tiếp tục giải quyết.
– Thông thường tạm đình chỉ giải quyết vụ án được tiến hành ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm. Tòa án đang phụ trách giải quyết vụ án ra quyết định. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án được thể hiện bằng một quyết định của tòa án; quyết định này có thể được ban hành trước hoặc Tại phiên tòa xét xử.
Ý nghĩa của tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự
Thứ nhất, việc tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đúng đắn; sẽ kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thứ hai, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án còn có ý nghĩa đối với tòa án trong quá trình xét xử vụ án. Vì quy trình tố tạm ngừng nên tòa án có thêm thời gian thu thập chứng cứ, tài liệu; triệu tập đương sự;… để chuẩn bị tốt hơn cho phiên tòa xét xử.
Thứ ba, việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án còn có tác dụng tác động đốc thúc các bên có liên quan nhanh chóng; đáp ứng đủ điều kiện cần thiết để quá trình tố tụng được tiếp tục tiến hành.
Thứ tư, việc ra quyết định tạm đình chỉ đúng còn cho thấy trách nhiệm của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự; từ đó thể hiện ý thức của những người tiến hành tố tụng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua đó củng cố niềm tin của người dân đối với tòa án; đối với pháp luật.
Thứ năm, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa; đảm bảo tính khách quan chính xác trong hoạt động xét xử của tòa án. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; sẽ hạn chế được tư tưởng không đúng của một số thẩm phán; là phải giải quyết vụ án nhanh chóng, bằng mọi cách kịp thời; hạn chế sự nóng vội của người tiến hành tố tụng dân sự trong một số trường hợp.
Căn cứ tạm đình chỉ vụ án dân sự
Tòa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền; nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
- Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự; người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan; hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan; tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.
- Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp; ủy thác thu thập chứng cứ; hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu; chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án .
- Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm có liên quan đến việc giải quyết vụ án; có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý.
– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thời hạn chuẩn bị xét xử nếu có một trong các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự đó.