Ủy ban nhân dân xã thường là nơi đầu tiên tiếp nhận những vấn đề hay các thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn quản lý đến để thực hiện những việc học cần. Trên thực tế có thể thấy rằng, việc giải quyết những công việc nhiều khi sẽ gặp sai sót, nên khi công dân phát hiện ra thì sẽ cần phải phản ánh lại để ủy ban nhân dân xã có hướng khắc phục. Tất cả những kiến nghị, phản ánh được gửi tới ủy ban nhân dân xã phải được tiếp nhận và xử lý. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn kiến nghị gửi UBND xã” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Đơn kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân xã là gì?
Trước hết, khái niệm kiến nghị được hiểu là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) có thẩm quyền nhằm mục đích xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều chỉnh, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; mà các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó chủ thể kiến nghị rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến đoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.
Như vậy, đơn kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân (UBND) xã là văn bản được cá nhân, tổ chức, chủ thể có liên quan khác sử dụng để phản ánh với xã những vướng mắc cụ thể trong thực hiện một quy định nào đó mà xã đang áp dụng, hoặc sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang được áp dụng trong địa phương, từ đó đưa ra đề xuất phương án xử lý phù hợp để giải quyết.
Mục đích của mẫu đơn kiến nghị gửi UBND xã
Đơn kiến nghị gửi xã là văn bản được cá nhân, tổ chức, chủ thể có liên quan khác sử dụng để phản ánh với xã những vướng mắc cụ thể trong thực hiện một quy định nào đó mà xã đang áp dụng, hoặc sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất của quy định này với những quy định khác đang được áp dụng trong địa phương, từ đó đưa ra đề xuất phương án xử lý phù hợp để giải quyết.
Mẫu đơn kiến nghị gửi UBND xã
Ghi chú về việc viết Đơn kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân (UBND) xã:
(1) Tên UBND xã nơi bạn làm đơn kiến nghị;
(2) Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn này, theo đó, bạn trình bày thực tiễn áp dụng quy định mà bạn cho rằng không phù hợp, không hợp lý, không đồng bộ,….. với những quy định khác đang hiện hành đang được áp dụng trong phạm vi xã. Bạn cần đưa ra được các chi tiết chứng minh cho UBND xã, Chủ tịch UBND rằng việc áp dụng/ ban hành quy định này của xã là không đúng, những hậu quả, khó khăn gặp phải trong thực tiễn;
(3) Các đối tượng đang bị áp dụng các quy định mà bạn đang kiến nghị trong đơn (ví dụ:
(4) Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn (nếu có);
(5) Bạn đưa ra các văn bản, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vấn đề trong đơn kiến nghị. Bên cạnh đó cụ thể về số lượng, tình trạng và nội dung văn bản mà bạn gửi kèm.
Hướng dẫn mẫu đơn kiến nghị gửi UBND xã
Để viết được một lá đơn kiến nghị, trước hết người làm đơn phải xác định được nội dung kiến nghị, ví dụ: Đơn kiến nghị về việc Ông Nguyễn Văn A chứng thực sai giấy tờ.
Người làm đơn gửi đơn tới Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) nơi mình sinh sống, nếu cụ thể hơn có thể viết cả chủ thể có thẩm quyền giải quyết, ví dụ:
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Bến Hải.
Ông: Nguyễn Văn B- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Bến Hải.
Người làm đơn ghi đầy đủ thông tin:
– Đối với cá nhân: người làm đơn ghi học và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, thường trú tại, theo giấy chứng minh nhân dân do cơ quan có thẩm quyền cấp; hiện đang làm gì, ở đâu (thông tin này có ý nghĩa trong việc xác định ủy ban nhân dân đó có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn hay không)
– Đối với tổ chức: người làm đơn ghi các thông tin về tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp nơi cấp theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các thông tin về người đại diện theo pháp luật được viết giống với người kiến nghị là cá nhân.
Ở phần trình bày sự việc cần trình bày trung thực, khách quan, rõ ràng không bịa đặt, ở phần này phải nêu được các nội dung sau: Người bị kiến nghị là ai, tại sao lại kiến nghị, thời gian địa điểm xảy ra sự việc,…
ở phần kiến nghị xử lý cần tìm hiểu về kiến thức pháp luật để đưa ra kiến nghị hợp lý hơn. (ví dụ như xin lỗi cá nhân, bồi thường,..)
Cuối cùng người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn và ký, ghi rõ họ tên.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hướng dẫn xin cấp lại giấy khai sinh cho con năm 2023
- Mẫu cải chính giấy khai sinh mới năm 2023
- Cải chính giấy khai sinh cần giấy tờ gì theo quy định 2023
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn kiến nghị gửi UBND xã” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là đơn thuận tình ly hôn mới nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu đất có tranh chấp thì Chủ tịch UBND cấp xã không hòa giải có được không?Khi tiếp nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai; thì Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất phải tổ chức hòa giải trong thời hạn 45 ngày; kể từ ngày nhận được đơn. Nội dung này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận; hoặc có một trong các loại giấy tờ liên quan đến đất đai theo luật định; và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ liên quan đến đất đai theo luật định; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
– Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền; thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết; thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết ;thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Như vậy, nếu hoà giải không thành thì các bên có thể lựa chọn:
Khởi kiện ra Toà án;
Giải quyết hoà giải tại cấp cao hơn Uỷ ban nhân dân cấp xã.