Trong quá trình phát triển công ty, nhiều công ty có sự thay đổi vè vốn điều lệ của công ty. Những năm qua có không ít công ty TNHH thay đổi vốn điều lệ. Khi thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH, doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định pháp luật về điều kiện, hồ sơ, thủ tục. Khi thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty. hông báo thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH là một trong những giấy tờ quan trong trong hồ sơ. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi lập thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty, hãy tham khảo mẫu thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp công ty TNHH một thành viên thay đổi vốn điều lệ
Công ty TNHH một thành viên thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
– Tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
– Giảm vốn điều lệ thông qua việc hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu.
– Giảm vốn điều lệ do vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trường hợp có sự thay đổi về vốn điều lệ thì công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Riêng đối với trường hợp giảm vốn điều lệ thì công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên thay đổi vốn điều lệ
Các trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể thực hiện tăng vốn trong hai trường hợp:
(1) Tăng vốn góp của thành viên;
(2) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Các trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể giảm vốn điều lệ trong ba trường hợp sau:
(1) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên, kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
(2) Công ty TNHH hai thành viên trở lên mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020;
(3) Vốn điều lệ không được các thành viên góp đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Nếu như việc thay đổi vốn điều lệ dẫn đến số thành viên giảm còn dưới hai thành viên hoặc tăng hơn 50 thành viên thì công ty TNHH hai thành viên trở lên phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Trường hợp giảm vốn điều lệ thì công ty phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tăng, giảm vốn điều lệ
1. Thông báo về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
2. Bản sao hợp lệ Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
3. Quyết định của Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
4. Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên (đối với trường hợp thay đổi vốn điều lệ dẫn đến thay đổi tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên trong công ty;
5. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ);
6. Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020;
7. Văn bản cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ);
8. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
9. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản ủy quyền kèm theo bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng một trong ba phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh hoàn tất kết quả giải quyết và trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả
Doanh nghiệp có thể nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông qua một trong hai phương thức sau:
(1) Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh
Người nhận kết quả phải mang các giấy tờ sau:
– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
(2) Nhận kết quả giải quyết hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ Công ty TNHH một thành viên
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
1. Thông báo thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên;
2. Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp;
3. Văn bản cam kết đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty sau khi giảm vốn điều lệ;
4. Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ);
5. Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13;
6. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
7. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.),
kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:
– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn);
và nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh để trả kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả
Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa phòng Đăng ký kinh doanh và phải mang các giấy tờ sau:
– Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ.
– Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân sau đây:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Tải xuống mẫu thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp có thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ thì thành viên này có thể không góp thêm vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.
Trường hợp, việc tăng vốn điều lệ bằng hình thức này làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên, hoặc có thêm thành viên góp vốn khác (trường hợp một thành viên chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác không là thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên) thì phải điều chỉnh Sổ đăng ký thành viên.
Trường hợp giảm vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Trường hợp công ty TNHH hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.
Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp quy định về tăng, giảm vốn điều lệ như sau:
“a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp;“
Lưu ý: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty.