Hiện nay, ở Việt Nam luôn có các chính sách phát triển kinh tế, trong đó khuyến khích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, số tiền tài sợ này được trích từ Quỹ phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập ra với mục đích phi lợi nhuận để khuyến khích phát triển cho các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Cũng chính vì thế hiện nay pháp luật cũng quy didhj chi tiết về hoạt động tài trợ này. Vậy mẫu hợp đồng tài trợ năm 2023 ra sao? Sau đây mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 39/2019/NĐ-CP
Quy định của pháp luật về hoạt động tài trợ
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng mang tính cạnh tranh thì cách doanh nghiệp mới có quy mô vừa và nhỏ rất khó cạnh tranh lại các doanh nghiệp lớn do cách biệt về quy mô, vốn hay khách hàng. Cũng chính vì thế hoạt động tài trợ rất quan trọng trong việc thúc đẩy, tạo động lực kịp thời cho các doanh nghiệp. Quy định của pháp luật về hoạt động tài trợ như sau:
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì tài trợ là việc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ) tài trợ vốn và thực hiện các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong đó, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/2019/NĐ-CP.
Nguyên tắc tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ
Theo Điều 28 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì nguyên tắc tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ như sau:
- Quỹ tài trợ một phần chi phí đối với các hạng mục đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các điều kiện tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại mục 3.
- Đồng tiền tài trợ là đồng Việt Nam.
Điều kiện và mức tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ
Điều kiện và mức tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ theo Điều 29 Nghị định 39/2019/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quỹ xem xét, quyết định tài trợ vốn khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 hoặc điểm a, điểm b khoản 2 hoặc điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2019/NĐ-CP:
(1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khai thác các loại tài sản trí tuệ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nghệ mới quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
(2) Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
- Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
- Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay;
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, nằm trong khu vực địa lý của cụm liên kết ngành và có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành hoặc cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu vùng.
Việc xác định cụm liên kết ngành thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(3) Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi giá trị được vay vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.
- Đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh;
- Đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay;
- Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, được triển khai để trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị hoặc có hợp đồng hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của chuỗi giá trị.
Việc xác định chuỗi giá trị thực hiện theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mức tài trợ vốn không quá 01 tỷ đồng cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 50% vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị.
Tải xuống Mẫu hợp đồng tài trợ mới nhất hiện nay
Hướng dẫn soạn thảo Mẫu hợp đồng tài trợ rõ ràng, chi tiết
Dựa vào mẫu hợp đồng tài trợ mà Luật sư X đã trình bày ở trên thì hầu như các điều khoản, nội dung đã được biên soạn rất chi tiết về các điều khoản cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong hợp đồng. Tuy nhiên, có một số thông tin trông mà bạn cần phải điền vào để phù hợp với doanh nghiệp của mình. Trong đó:
(1): Điền số hợp đồng
(2): Điền ngày ,tháng, năm ký kết hợp đồng
(3)(4) : ĐIền tên và chức vụ của bên A( bên tài trợ)
(5): Điền địa chỉ của bên tài trợ
(6): Điền số điện thoại/ fax của bên tài trợ
( 7): Điền mã số thuế của bên tài trợ ( nếu có)
(8): Điền tài khoản và tên ngân hàng đăng ký của bên tài trợ
(9) (10): ĐIền tên và chức vụ của bên B ( bên được tài trợ)
(11): Điền địa chỉ của bên được tài trợ
(12): Điền số điện thoại/ fax của bên được tài trợ
(13): Điền mã số thuế của bên được tài trợ ( nếu có)
(14): Điền ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng tài trợ( do các bên tự thỏa thuận)
(15): Điền kinh phí tài trợ ( do các bên tự thỏa thuận)
(16): Điền điều kiện thanh toán( do các bên tự thỏa thuận)
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng tài trợ” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Mẫu đơn xin khoan hồng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 31 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về thỏa thuận tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ như sau:
(1) Thỏa thuận tài trợ vốn giữa Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được lập thành văn bản, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Nghị định 39/2019/NĐ-CP và gồm các nội dung cơ bản sau:
Thông tin về pháp nhân của Quỹ và doanh nghiệp nhỏ và vừa, địa điểm, thời điểm ký thỏa thuận;
Các thỏa thuận về hình thức tài trợ, số tiền tài trợ, mục đích sử dụng khoản tài trợ, đồng tiền tài trợ, giải ngân khoản tài trợ, hiệu lực của hợp đồng tài trợ;
Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên; cách thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện và các thỏa thuận khác theo yêu cầu quản lý của Quỹ.
(2) Ngoài các nội dung quy định tại (1) thì các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định và quy định pháp luật có liên quan.
Nghiệm thu hạng mục tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Quỹ theo Điều 32 Nghị định 39/2019/NĐ-CP như sau:
Căn cứ hồ sơ nghiệm thu tài trợ vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ tiến hành nghiệm thu tài trợ vốn.
Hồ sơ nghiệm thu tài trợ vốn gồm có:
Giấy đề nghị nghiệm thu tài trợ vốn của doanh nghiệp;
Các văn bản, tài liệu, chứng từ thanh toán liên quan đến việc đầu tư, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
Quỹ tiếp nhận, đánh giá đầy đủ hồ sơ nghiệm thu tài trợ vốn; đánh giá và nghiệm thu tài trợ vốn.
Quỹ có trách nhiệm ban hành quy trình đánh giá, nghiệm thu tài trợ vốn bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai.
Hằng năm, doanh nghiệp nhận tài trợ có trách nhiệm gửi Quỹ báo cáo về tình hình hoạt động của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh đã nhận tài trợ hoặc báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng tài trợ. Tuy nhiên với bản chất là một giao dịch dân sự, hợp đồng tài trợ phải tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của một hợp đồng theo quy định của pháp luật. Theo quy định, hợp đồng dân sự có thể được thể hiện một trong ba dạng: văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Do đó, hợp đồng tài trợ có thể được tạo lập và giao kết thông qua văn bản, lời nói hoặc hành vi xác lập giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ tài trợ.
Nội dung của hợp đồng dựa trên sự thỏa thuận của các bên, không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.