Trong cuộc sống có nhiều trường hợp con được sinh ra mà chưa được xác định con chung của vợ chồng, do đó để có thể xác định quan hệ trên giấy tờ pháp lý thì cha, mẹ, con cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận cha, mẹ ,con. Lúc này, người có yêu cầu xác nhận con chung cần nộp đơn xác nhận con chung lên cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch để được giải quyết. Nếu bạn đàn tìm kiếm mẫu đơn xác nhận con chung mới, đầy đủ, chính xác. Hãy tải xuống mẫu đơn xác nhận con chung mới dưới bài viết này của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Con chung là gì?
Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc xác định cha mẹ cho con dựa trên những nguyên tắc sau:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc là do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân sẽ được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ cùng thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con chung thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Theo đó, con chung là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc con do người vợ có thai khi trong thời kỳ hôn nhân. Con được sinh ra từ trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận nhưng có chứng cứ để tòa án căn cứ quyết định xác định là con của cả hai thì cũng là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra mà cha mẹ không đăng ký kết hôn, không sống chung với nhau như vợ chồng trên thực tế thì vẫn là con chung của cả hai và thường được gọi là con ngoài giá thú. Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi thì cũng là con chung.
Người có quyền yêu cầu xác nhận con chung
Căn cứĐiều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con bao gồm:
– Cha, mẹ, con đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Cha, mẹ, con, theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự sẽ có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
+ Cha, mẹ, con, người giám hộ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Thẩm quyền giải quyết việc xác nhận con chung
Cơ quan đăng ký hộ tịch
Theo khoản 1 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
Cụ thể, theo Điều 24, 43 Luật Hộ tịch 2014 quy định thì:
– UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam đang cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc là với người nước ngoài;
+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên đang thường trú tại Việt Nam.
Tòa án
Theo khoản 2 Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp được quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 bao gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài nhằm xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, mẹ, con cần lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cần có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
– Ngoài các chứng cứ trên, khi đăng ký nhận cha, mẹ, con cần phải nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Tải xuống mẫu đơn xác nhận con chung
Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xác nhận con chung
(1) Ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con;
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi thường trú thì ghi theo nơi tạm trú; trường hợp không có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 00123456 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2009).
(4) Chỉ khai trong trường hợp mà người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con.
(5) Chỉ khai trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ pháp lý. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xác nhận con chung mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.“
Theo đó, trong trường hợp đang sống thử và chưa đăng ký kết hôn, nếu thừa nhận đứa con đó là con chung thì sẽ xác nhận đứa con là con chung của hai người.
Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc xác định cha mẹ cho con dựa trên những nguyên tắc sau:
– Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
– Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
– Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, con sinh ra trước khi cha mẹ đăng ký kết hôn và được cả cha và mẹ thừa nhận thì là con chung của vợ chồng.
Trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn nhưng con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì vẫn được xem là con chung do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.