Trên thực tế có nhiều trường hợp sau khi con sinh mới nhận cha con, chính vì vậy để mối quan hệ cha con ruột được hợp pháp trên giấy tờ thì cần phải thực hiện xác nhận cha con ruột tại cơ quan có thẩm quyền. Khi có mong muốn xác nhận cha con ruột, cha mẹ cần nộp đơn xác nhận cha con ruột lên cơ quan có thẩm quyền. Ngoài đơn xác nhận cha con, cá nhân cần nộp thêm một số giấy tờ chứng minh quan hệ cha con. Nếu bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xác nhận cha con ruột mới, chuẩn. Hãy tải xuống mẫu đơn xác nhận cha con ruột dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về quyền nhận cha mẹ con
Theo Điều 90 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha con như sau:
– Quyền nhận cha, mẹ:
+ Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
+ Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
– Quyền nhận con:
+ Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
+ Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con
Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con theo quy định tại Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
– Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con của UBND cấp xã: UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
– Thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con của UBND cấp huyện: UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
+ Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Thủ tục xác nhận cha con ruột
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp xã
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND xã được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 14, Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
* Khi đăng ký nhận cha con các bên phải có mặt. Người yêu cầu đăng ký nhận cha con nộp các giấy tờ cho cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm:
– Tờ khai đăng ký nhận cha con;
– Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con bao gồm:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con theo quy định thì các bên nhận cha con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con theo quy định, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
* Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
* Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp huyện
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại UBND cấp huyện theo quy định Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con theo mục 3.1 cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục,
Đồng thời gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND cấp xã.
– Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.
– Khi đăng ký nhận cha con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Tải xuống mẫu đơn xác nhận cha con ruột
Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xác nhận cha con ruột
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký cha, con;
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2000).
(4) Chỉ khai trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha con.
(5) Chỉ khai trong trường hợp cha nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn xác nhận cha con ruột mới 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 bao gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
– Ngoài các chứng cứ nêu trên, khi đăng ký nhận cha, mẹ, con cần phải nộp tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Căn cứ Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về chứng từ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con như sau:
“Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.”
Theo đó, trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Như vậy, không bắt buộc phải có giấy xét nghiệm ADN. Hai bên có thể làm cam kết và có ít nhất hai người làm chứng ký là được.