Trên thực tế có nhiều quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính mà chúng ta nhận thấy chưa đúng với quy định. Lúc này, để cơ quan hành chính xem xét lại hành vi, quyết định của mình thì chúng ta có thể nộp đơn khiếu nại gửi tới cơ quan hành chính đó. Đơn khiếu nại hành chính cần được trình bày một cách rõ rang, đầy đủ tin để cơ quan hành chính dễ dàng nắm bắt và giải quyết. Nếu bạn đang có dự định khiếu nại hành chính lên cơ quan nào đó mà chưa biết phải viết như thế nào? Hãy tham khảo và tải xuống mẫu đơn khiếu nại hành chính dưới bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Khiếu nại là gì?
Căn cứ khoản 1, 8, 9, 10 Luật Khiếu nại 2011 quy định thì khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trong đó:
– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
– Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Có thể khiếu nại hành chính theo các hình thức nào?
Tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại như sau:
“Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
…“
Theo đó khiếu nại hành chính có thể thực hiện theo 2 hình thức là thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Đơn khiếu nại hành chính là gì?
Đơn khiếu nại hành chính là mẫu văn bản hành chính lập ra để gửi cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm trình bày các nội dụng khiếu nại và kiến nghị giải quyết những sự việc không đúng quy định của pháp luật. Dựa vào những nội dung được trình bày trong đơn, các cơ quan, tỏ chức có thẩm quyền sẽ xem xét và giải quyết.
Trong Đơn khiếu nại hành chính cần có đầy đủ các thông tin:
– Thông tin của người làm Đơn khiếu nại: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
– Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
– Địa chỉ;
– Việc khiếu nại;
– Nội dung khiếu nại.
– Tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
Cách làm đơn khiếu nại hành chính
Trường hợp khiếu nại hành chính được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm khiếu nại;
– Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
– Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
– Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại hành chính phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Tải xuống mẫu đơn khiếu nại hành chính
Hướng dẫn cách viết Đơn khiếu nại hành chính
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu đơn khiếu nại hành chính mới năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Thời hiệu khiếu nại theo quy định tại Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
– Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
– Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Bên cạnh đó Điều 11 Luật Khiếu nại 2011 quy định về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết trường hợp quyết định hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại thì sẽ không được thụ lý.
Tuy nhiên trong các trường hợp sau người khiếu nại có thể ủy quyền có người khác thực hiện khiếu nại, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 như sau:
“Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;
b) Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;“