Trong quá trình kinh doanh thì việc khách hàng còn nợ tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ là điều không thể tránh khỏi. Do đó, để đòi các khoản nợ, khoản thanh toán thì công ty cần gửi công văn tời khách hàng để yêu cầu thanh toán khoản nợ. Tuy nhiên, khi viết công văn đòi nợ khách hàng cần chú ý về lời nói, nội dung cũng như hình thức của công văn. Nếu bạn chưa biết viết mẫu công văn đòi nợ khách hàng như thế nào? Hãy tải xuống mẫu công văn đòi nợ khách hàng chuẩn 2023 dưới bài viết này của Luật sư X nhé.
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Khi vay nợ cá nhân, tổ chức thì bên vay cần có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo thỏa thuận của 2 bên. Theo đó, pháp luật cũng đã quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Bên vay cần phải nắm được nghãi vụ trả nợ theo quy định hiện nay như thế nào để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Dưới đây là quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây để nắm rõ hơn vấn đề này nhé.
Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Công văn đòi nợ khách hàng là gì?
Khi làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp thì không tránh khỏi việc khách hàng còn nợ tiền sản phẩm, dịch vụ do đó mà cá nhân, doanh nghiệp cần làm công văn đòi nợ khách hàng. Có thể nhiều người chưa hiểu rõ về công văn đòi nợ khách hàng là gì? Để hiểu rõ hơn về công văn đòi nợ khách hàng, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Đòi nợ khách hàng (xử lý nợ, xử lý khoản tiền vay) là một trong những vấn đề mà các cá nhân, doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu. Công văn đòi nợ khách hàng được hiểu là công văn được lập ra để ghi chép về việc đòi nợ của cá nhân hoặc tổ chức. Công văn nêu rõ thông tin của bên đòi nợ, bên nợ và đề nghị, thông báo việc trả nợ trong thời hạn nhất định.
Như vậy, việc làm công văn đòi nợ khách hàng, thông báo, đề nghị khách hàng trả nợ là hoạt động phổ biến của doanh nghiệp.
Các nội dung trong công văn đòi nợ khách hàng
Để thông báo, yêu cầu khách hàng trả nợ thì công văn đòi nợ khách hàng cần phải viết một cách khéo léo, đầy đủ các nội dung quan trọng. Nội dung trong công văn đòi nợ khách hàng là phần rất quan trọng để có thể yêu cầu khách hnagf thanh toán nhanh chóng. Vậy, công văn đòi nợ khách hàng cầng có những nội dung gì? Để nắm được các nội dung trong công văn đòi nợ khách hàng, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Công văn đòi nợ khách hàng phải có đủ các phần sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa danh và thời gian gửi công văn.
- Tên công ty ban hành công văn.
- Chủ thể nhận công văn (cơ quan hoặc cá nhân).
- Số và ký hiệu của công văn.
- Trích yếu nội dung.
- Nội dung công văn.
- Chữ ký, đóng dấu.
- Nơi gửi.
– Phần mở đầu: Nêu lý do, tóm tắt mục đích viết công văn đòi nợ khách hàng
– Phần nội dung: Nêu cách giải quyết, nêu quan điểm, thái độ của người gửi Công văn. Trong nội dung công văn thường có 3 phần là:
- Viện dẫn vấn đề.
- Giải quyết vấn đề.
- Kết luận vấn đề.
Tải xuống mẫu công văn đòi nợ khách hàng chuẩn
Mời bạn xem thêm: mẫu hợp đồng cho thuê nhà chúng tôi mới cập nhật trên trang web Tìm Luật.
Lưu ý khi làm công văn đòi nợ khách hàng?
Khi viết công văn đòi nợ khách hàng để tránh viết sai ý hoặc không chính xác các thông tin quan trọng thì người làm công văn đòi nợ khách hàng cần lưu ý một số vấn đề. Vậy, cần lưu ý những vấn đề gì khi làm công văn đòi nợ khách hàng? Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được rõ vấn đề này nhé. Những mẫu thông báo về công văn đòi nợ thường có các nội dung sau cần lưu ý như sau:
– Ngày tháng năm chi tiết cho từng khoản nợ.
– Văn bản, hợp đồng, số hoá đơn chi tiết cho từng khoản nợ.
– Khoản tiền chi tiết cho từng khoản nợ của cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp đó.
– Tổng cộng số tiền khách hàng phải thanh toán cho mình.
– Một số hình thức thanh toán phù hợp.
– Hạn cuối (ghi cụ thể ngày cuối cùng) phải thanh toán cho công ty
– Tỷ lệ phạt chậm trả (nếu cần).
– Phải có xác nhận của hai bên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tải xuống mẫu công văn đòi nợ khách hàng chuẩn 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN) quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của công ty tài chính như sau:
– Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ;
– Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;
Như vậy, công ty tài chính được nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ nhưng không được đòi nợ kiểu đe dọa đối với khách hàng.
Bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay. trường hợp bên vay cố tình không trả có thể giải quyết như sau:
Đòi nợ theo quy định pháp luật dân sự
Trong trường hợp người vay không trả nợ theo đúng thời hạn đã thỏa thuận thì bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Nếu người vay tiền không có dấu hiệu phạm tội, bên vay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì bên cho vay có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án xét xử, bảo vệ quyền lợi của mình.
Bên cho vay khởi kiện bên vay ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú để yêu cầu tòa án giải quyết. Khi nộp hồ sơ khởi kiện, Bên cho vay phải cung cấp các chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện theo quy định của Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Đòi nợ theo quy định pháp luật hình sự
Nếu bên vay có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ thì hành vi của người đó có dấu hiệu tội phạm về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( Điều 174, Điều 175 Bộ luật hình sự).
Trong trường hợp này, bên cho vay làm đơn tố giác gửi cơ quan điều tra, đề nghị điều tra, xử lý bên vay theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.