Trong quá trình tham gia làm nhiệm vụ, nhiều tài xế xe cứu thương có thể gây ra tai nạn. Vậy, trường hợp tài xế xe cứu thương gây tai nạn chết người; thì có bị khởi tố hình sự không hay phải chịu trách nhiệm gì? Phòng tư vấn pháp lý hình sự của Luật sư X xin trình bày dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Luật giao thông đường bộ 2008.
Nội dung tư vấn
Tình huống
Tài xế xe cứu thương tự ý lấy xe cứu thương đi mà không được sự đồng ý của lãnh đạo, người quản lý xe cứu thương. Sau đó, trên đường chở bệnh nhân đi, tài xế sử dụng đèn, còi ưu tiên khi đi vào ngã tư có đèn tín hiệu giao thông đã vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người. Vậy, tài xế xe cứu thương gây tai nạn chết người có bị xử lý hình sự không?
Quy định về quyền ưu tiên của xe cứu thương
Theo điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định một số loại xe được ưu tiên:
Điều 22. Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
…….
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Theo quy định trên; thì xe ưu tiên làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Và không bị hạn chế về tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có đèn đỏ và phải tuẩn thủ theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Tài xế xe cứu thương gây tai nạn chết người chịu trách nhiệm gì?
Theo như tình huống; tài xế sử dụng xe cứu thương không được sự đồng ý của Lãnh đạo, người quản lý xe cứu thương; thì đây không phải là đang thực hiện nhiệm vụ. Do đó, trên đường chở bệnh đi có xảy ra tai nạn; thì tài xế này hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trường hợp này; vượt đèn đỏ gây chết người thì lái xe sẽ bị khởi tố hình sự.
Theo khoản 1 điều 260 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định trách nhiệm hình sự như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ; mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác; thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Trong trường hợp tài xế xe cứu thương gây tai nạn chết người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự; bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm c khoản 2 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi trên bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Theo điểm n khoản 3 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi trên bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Theo điểm e khoản 2 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi trên bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Theo điểm a khoản 4 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi trên bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.