Chào luật sư, sáng nay tôi đọc báo thấy một vụ việc đó là ôtô Ferrari 488 di chuyển trên tuyến đường mới ở khu vực ngõ 45, đường Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, Hà Nội. Tới khu vực Công ty Cổ phần nước sạch số 2 Hà Nội, chiếc xe mất lái, lao lên vỉa hè rồi tông gãy đổ 2 cây xanh. Những hình ảnh được người dân ghi lại cho thấy phần đầu của Ferrari 488 GTB gần như vỡ nát, nắp ca-pô dúm dó. Hiện chưa rõ danh tính người điều khiển cũng như nguyên nhân xảy ra tai nạn. Ôtô này không còn gắn biển số. Tài xế chiếc xe không xuất hiện ở hiện trường. Tôi có một thắc mắc là Tài xế lái Xe Ferrari 488 tông đổ cây, vỡ toác đầu xe có phải bồi thường không?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tài xế lái xe Ferrari 488 tông đổ cây, vỡ toác đầu xe có phải bồi thường không?
Theo một số thông tin thì người lái xe chiếc xe ferrari 488 là nhân viên bảo dưỡng xe. Do đó chúng tôi giả sử 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nhân viên này tự ý lấy xe ra chạy, gây tai nạn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó, người này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường các chi phí liên quan đến đến việc sửa chữa chiếc xe bị hư hỏng.
Trường hợp 2: Nếu nhân viên này thực hiện công việc được giao và Nếu cửa hàng bảo dưỡng xe là một pháp nhân thì trách nhiệm bồi thường như sau:
Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau:
“Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên pháp nhân, cá nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình như người làm công, người học nghề trong khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Theo vụ việc trên, nếu nhân viên bảo dưỡng này chạy xe để thử động cơ nhằm phục vụ cho công việc và việc chạy xe này được sự phân công của nơi làm việc thì bên công ty bảo dưỡng sẽ có trách nhiệm bồi thường và có thể yêu cầu người gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Việc xác định thiệt hại sẽ bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút ,…; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm,…
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Căn cứ theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
”1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Lái xe Ferrari có bị xử phạt chạy quá tốc độ không?
Theo như đoạn clip ghi lại, chiếc xe ferrari 488 chạy với tốc độ nhanh, sau đó mới mất lái và đâm vào cây ven đường. Như vậy người lái xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với lỗi chạy quá tốc độ cho phép. Mức hình phạt như sau:
Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Nhân viên lái Ferrari 488 giá 20 tỷ của khách gây tai nạn, ai phải đền bù?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tài xế lái xe Ferrari 488 tông đổ cây, vỡ toác đầu xe có phải bồi thường không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, chủ sở hữu nếu đã giao xe là nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ đó gây tai nạn giao thông.
Nếu không có thỏa thuận khác, người mượn xe gây tai nạn giao thông sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Trong trường hợp của nếu bạn có căn cứ chứng minh được đi đúng làn đường, tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao thông, không có lỗi trong việc gây tai nạn, tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì bạn của bạn không phải bồi thường.
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).