Ngày 17/11/2021, Chu Hoàng Tâm (SN 1998, trú thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) điều khiển xe ô tô hướng Thanh Hóa – Ninh Bình. Khi đến chốt kiểm dịch Covid-19 Dốc Xây, thành phố Tam Điệp, Trung sĩ Lê Nguyễn Hưng (SN 2001), chiến sĩ nghĩa vụ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Ninh Bình làm nhiệm vụ tại chốt đã ra tín hiệu dừng xe yêu cầu tài xế khai báo y tế. Tuy nhiên, đối tượng Tâm đã không chấp hành hiệu lệnh; bất ngờ tăng ga bỏ chạy và đâm vào Trung sĩ Hưng làm anh này ngã ra đường bị thương; phải đưa vào cấp cứu tại bệnh viện. Vậy hành vi hất văng cảnh sát cơ động bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tài xế hất văng cảnh sát cơ động phạm tội gì?
Hành vi hất văng cảnh sát cơ động là hành vi chống người thi hành công vụ theo Khoản Điều 2 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.“
Theo đó hất văng cảnh sát cơ động chính là tấn công người đang thi hành công vụ; là những người được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Họ đang làm theo nhiệm vụ được giao trong công tác phòng chống dịch.
Chống người thi hành công vụ là gì?
Theo Điều 3 Giải thích từ ngữ trên tinh thần nội dung của Nghị định 208/2013/NĐ-CP; quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn; và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có định nghĩa:
“Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”
Trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh, trói, … hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên; không phải hành động nào phản ứng lại người thi hành nhiệm vụ cũng đều bị xem là hành vi chống người thi hành công vụ
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản; hành vi này là hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc là hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật.
Cấu thành tội phạm tội chống người thi hành công vụ
Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ
Khách thể tội chống người thi hành công vụ
Đối tượng bị xâm phạm là việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ; và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ; quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng,…).
Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp; mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.
Nếu người thi hành nhiệm vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Mặt khách quan tội chống người thi hành công vụ
Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:
+ Dùng vũ lực có thể hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém,…).
+ Đe dọa dùng vũ lực là dùng lời nói; cử chỉ có tính răn đe; uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi; phải chấm dứt việc thực thi công vụ…Sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ biến thành hiện thực.
+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế; ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng; quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hành của họ.
+ Các thủ đoạn khác như là hành vi bôi nhọ; vu khống, đe dọa sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
Người phạm tội thực hiện các hành vi nói trên đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.
Mặt chủ quan tội chống người thi hành công vụ
Là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ; hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật; có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.
Chủ thể tội chống người thi hành công vụ
Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Tài xế hất văng cảnh sát cơ động bị xử lý như thế nào?
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ; cụ thể ở đây là hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” như sau:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm
Xử phạt vi phạm hành chính
Cụ thể theo nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
…….
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;”
Như vậy hành vi tấn công cảnh sát cơ động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, hành vi hất văng cảnh sát cơ động là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này có thể bị khép tội Chống người thi hành công vụ. Người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạt tù, tùy theo mức độ.
Hiện tại vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?
- Hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao ?
- Tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” bị phạt bao nhiêu tiền?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Tài xế hất văng cảnh sát cơ động bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ-CP hành vi trốn chốt kiểm soát dịch để về quê có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.
Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
………”
Như vậy hành vi xúc phạm cán bộ chốt kiểm dịch có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Phạm tội nhiều lần Được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm trẻ em. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và còn trong thòi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng được coi là phạm tội nhiều lần đối với trường hợp người phạm tội hiếp dâm từ hai lần trở lên đối với một nạn nhân.