Trong cuộc sống, vì nhiều lý do mà cá nhân, tổ chức cần phải bảo lãnh nhân thân của mình là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Khi đó, để được cơ quan nhà nước đồng ý và chấp thuận cho việc nhập cảnh, các bên cần phải làm giấy cam kết bảo lãnh cho người đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách soạn thảo mẫu giấy bảo lãnh nhân thân đúng chuẩn quy định pháp luật hiện nay. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, mẫu giấy bảo lãnh nhân thân là mẫu nào? Tải về mẫu giấy bảo lãnh nhân thân tại đâu? Hồ sơ đề nghị cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam gồm những gì?Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu giấy bảo lãnh nhân thân
Mẫu (Form) NA3 Kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BCA ngày 30 tháng 6 năm 2023 |
ĐƠN BẢO LÃNH CHO NGƯỜI THÂN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH VIỆT NAM (1)
SPONSORING APPLICATION FORM FOR FOREIGN FAMILY MEMBERS TO ENTER VIETNAM
Kính gửi: Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an
To: Immigration Department – Ministry of Public Security
I- Người bảo lãnh (The sponsor):
1- Họ tên (chữ in hoa): ……………………………………………………………………………..
Full name (in capital letters)
2- Giới tính: | Nam □ | Nữ □ | 3- Sinh ngày …… tháng …… năm ……… |
Sex | Male | Female | Date of birth (Day, Month, Year) |
4- Quốc tịch gốc: | 5- Quốc tịch hiện nay: | ||
Nationality at birth | Current nationality |
6- Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu/thẻ thường trú/thẻ tạm trú số (2): ……………
Identity card/Passport/Permanent or Temporary Resident Card number
Ngày cấp: ……/……/……… | Cơ quan cấp: ……………………………… |
Issuing date (Day, Month, Year) | Issuing authority |
7- Nghề nghiệp: ………………………
Occupation
8- Nơi làm việc (nếu có) …………………………………………………………………………
Employer and business address (if any)
9- Địa chỉ thường trú/tạm trú tại Việt Nam (3): ………………………………………………..
Permanent/temporary residential address in Viet Nam
10- Điện thoại liên hệ/Email: …………………………………………………………………….
Contact telephone number/Email
II/- Người nước ngoài được bảo lãnh The sponsored:
Số TT | Họ tên (chữ in hoa) Full name (in capital letters) | Giới tính Sex | Ngày tháng năm sinh Date of birth (Day, Month, Year) | Quốc tịch Nationality | Hộ chiếu số Passport number | Nghề nghiệp Occupation | Quan hệ (4) Relationship | |
Gốc At birth | Hiện nay Current | |||||||
III– Đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh Request the Immigration Department:
1- Giải quyết cho những người có tên ở Mục II được nhập cảnh Việt Nam một lần □ nhiều lần □ từ ngày: ……/……/……… đến ngày ……/……/………
To grant the people listed in Part II permission of a single entry □ or multiple entries □ into Viet Nam for an intended length of stay from (Day, Month, Year) ……/……/……… to ……/……/………
2- Mục đích/Purpose of entry: ……………………………………………………………………..
3- Dự kiến địa chỉ tạm trú ở Việt Nam: ……………………………………………………………
Intended temporary residential address in Viet Nam
4- Thông báo cho cơ quan đại diện Việt Nam tại …………… nước …………… để cấp thị thực.
To inform the Vietnamese Diplomatic Mission at …………… in (country) …………… to issue Visa.
5- Cho nhận thị thực tại cửa khẩu, tên cửa khẩu: …………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
To grant permission to pick up visa upon arrival at ………………………… Viet Nam’s Border Gate.
Lý do
Reason(s) ……………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật.
I declare that all the above information is correct
Xác nhận Certified by (5) (Ký, ghi rõ họ tên chức vụ, đóng dấu) Signature, full name, tide and stamp | Làm tại …………… ngày …… tháng …… năm ……… Done at …………… date (Day, Month, Year) Người bảo lãnh (ký, ghi rõ họ tên) The sponsor’s signature and full name |
Tải về mẫu giấy bảo lãnh nhân thân
Anh H sang nước ngoài định cư được một thời gian, nay muốn trở về Việt Nam để thăm bố mẹ nhưng khi làm thủ tục xuất cảnh, cơ quan nhà nước yêu cầu người thân anh H phải làm giấy bảo lãnh nhân thân thì mới được nhập cảnh vào Việt Nam. Khi đó, anh H băn khoăn không biết liệu soạn thảo mẫu giấy bảo lãnh theo quy định pháp luật hiện nay như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu giấy bảo lãnh nhân thân tại đây nhé:
Mời bạn xem thêm: lấn chiếm đất đai bị phạt bao nhiêu
Ghi chú/Notes
(1) Dùng cho công dân Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú/thẻ tạm trú tại Việt Nam mời, bảo lãnh thân nhân nhập cảnh; nộp trực tiếp tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
This form is for Vietnamese citizens or the foreigners with Permanent or Temporary Resident Card to invite, sponsor their foreign family members to apply for a Vietnamese visa. Submit in person at the Immigration Deportment – Ministry of Public Security.
(2) Kèm bản sao giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/thẻ thường trú/thẻ tạm trú;
Enclose a certified copy of the ID Card/Passport or Permanent/Temporary Resident Card
(3) Công dân Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú ghi địa chỉ thường trú; người nước ngoài có thẻ tạm trú ghi địa chỉ tạm trú.
For Vietnamese citizens or the foreigners with Permanent Resident Card, specify the permanent residential address in Viet Nam; For Temporary Resident Card holders, specify the temporary residential address.
(4) Kèm bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ theo quy định.
Enclose supporting documents to prove family relationship as stipulated by the Law.
(5) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó xác nhận các điểm khai tại Mục I, đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú.
For the foreigners with Temporary Resident Card, part I is certified by the Head of sponsoring organization.
Hồ sơ đề nghị cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam gồm những gì?
Trước đây, bố mẹ anh V có sang nước ngoài du lịch và sinh sống ở đó được một thời gian. Nay khi anh V lập gia đình, bố mẹ anh V muốn trở về quê hương sinh sống cùng với con lâu dài. Anh V dự định sẽ làm hồ sơ đề nghị cho bố mẹ anh thường trú tại Việt Nam nhưng băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện chuyển sinh hoạt Đảng được quy định như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:
Thủ tục giải quyết cho thường trú
1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam gồm có:
– Đơn xin thường trú.
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp.
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú.
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực.
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này.
– Giấy bảo lãnh.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giấy bảo lãnh nhân thân”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Đơn xin bảo lãnh là văn bản được lập ra để đảm bảo về việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên nhận bảo lãnh. Với mỗi mục đích khác nhau, Đơn xin bảo lãnh sẽ có nội dung và hình thức khác nhau. Trong đó có thể kể đến một số nội dung bảo lãnh phổ biến như:
– Xin bảo lãnh cho bị can được tại ngoại;
– Xin bảo lãnh nhân sự;
– Xin bảo lãnh cấp thẻ tạm trú;
– Xin bảo lãnh cho người đi cai nghiện bắt buộc…
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh như sau:
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.