Tết là ngày lễ truyền thống lớn tại Việt Nam, nhiều người lao động đã tranh thủ khoảng thời gian này để trở về thăm quê hương, sum vầy cùng mái ấm gia đình. Khi đó, nhiều người muốn nhân cơ hội này xin nghỉ phép không lương thêm nhiều ngày để chung vui với họ hàng. Để được ban lãnh đạo chấp thuận thì người lao động cần phải làm đơn xin nghỉ phép nộp cho cấp trên. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn xin nghỉ không lương là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn xin nghỉ không lương tại đâu? Thời gian nghỉ việc không hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu đơn xin nghỉ không lương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty[1]…………………………………………;
– Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự[2];
– …………………………………………………………………;
Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………………………………….
Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………. Tại[3]: ………………………………………..
Điện thoại liên lạc: ………………………………………………………………………………………………………….
Nay tôi làm đơn này xin phép [4]…………………………………….. cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày [5]…./…./….. đến ngày …./…./…..
Lý do nghỉ phép[6]:
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tôi đã bàn giao đầy đủ công việc của mình cho [7]…………………………… trong toàn bộ thời gian nghỉ phép.
Các công việc được bàn giao[8]:
-……………………………………………………………………………………………………………………………………….
-……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc ngay sau khi hết thời gian xin nghỉ phép nêu trên, nếu không tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước công ty.
Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……, ngày…..tháng…..năm 2023
Người làm đơn[9]
Tải về mẫu đơn xin nghỉ không lương
Anh N là nhân viên kỹ thuật tại một doanh nghiệp lớn thuộc tỉnh T. Trong dịp tết sắp tới, anh N dự định sẽ về quê hương thăm ông bà cô chú ở quê. Khi đó, anh N muốn xin lãnh đạo nghỉ phép không lương thêm vài ngày sau đó để tận hưởng không khí ngày tết. Tuy nhiên anh N băn khoăn không biết cách soạn thảo đơn xin nghỉ không lương như thế nào. Khi đó, bạn đọc có thể tham khảo và tải về mẫu đơn xin nghỉ không lương tại đây:
Lưu ý:
(1) Điền tên công ty nơi người lao động đang làm việc.
(2) Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức, quản lý và quy định của công ty; người lao động điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(3) Điền phòng/ban/bộ phận/tổ/…. nơi người lao động đang làm việc.
(4) Điền tên bộ phận, chức vụ của người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đơn xin nghỉ phép không hưởng lương.
(5) Điền cụ thể ngày, tháng, năm bắt đầu và kết thúc thời gian xin nghỉ phép không hưởng lương.
(6) Người lao động nên ghi rõ lý do xin nghỉ phép, lý do càng cụ thể, càng hợp lý thì sẽ càng dễ được chấp thuận và phê duyệt. Tuyệt đối tránh ghi những lý do xin nghỉ phép chung chung (như nghỉ vì lý do cá nhân, bận việc gia đình…).
(7) Điền đầy đủ họ tên, chức vụ, phòng/ban của người được bàn giao công việc trong thời gian người lao động xin nghỉ phép.
(8) Điền các công việc mà người lao động bàn giao trong thời gian nghỉ phép, công việc được bàn giao điền càng chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ dàng trong việc thực hiện công việc, đồng thời người có thẩm quyền phê duyệt đơn cũng dễ dàng hơn trong việc giám sát.
(9) Người lao động xin nghỉ phép ký và ghi rõ họ tên tại phần này.
Mời bạn xem thêm: Đất vào diện thu hồi có mua bán được không
Thời gian nghỉ việc không hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động?
Chị V sắp tới dự định sẽ tổ chức kết hôn với bạn trai. Khi đó, chị V muốn xin cấp trên nghỉ dài ngày không lương để hưởng tuần trăng mật. Tuy nhiên chị V chưa nắm rõ các quy định liên quan đến chế độ nghỉ phép hiện nay. Cụ thể, chị băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thời gian nghỉ việc không hưởng lương có được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thời gian nghỉ việc không hưởng lương quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý (nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm) được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Ngoài thời gian nghỉ việc không hưởng lương, thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động gồm có:
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ không lương”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại mất.
Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Nếu người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người sử dụng lao động lẫn người lao động đều không phải đóng bảo hiểm xã hội cho tháng đó.
Ngược lại, nếu tổng thời gian nghỉ không hưởng lương trong tháng của người lao động dưới 14 ngày làm việc thì cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ.