Đơn xin hỗ trợ sửa chữa nhà ở là mẫu đơn hành chính do cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ sửa chữa nhà ở lập và gửi đến cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết. Việc xin trợ cấp xây dựng nhà ở phải được lập thành văn bản và được gửi lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại địa phương. Tuy nhiên, cách soạn thảo mẫu đơn này không phải ai cũng nắm rõ. Vậy cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà là mẫu nào? Tải về mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà tại đâu? Thủ tục xem xét hỗ trợ sửa chữa nhà được quy định như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…………, ngày ….. tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở
Kính gửi: | Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn): ………………….. Quận (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) ………………. Tỉnh (thành phố): ……………………………………………. |
Tên tôi là: ……………………………………………………………………
Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………..
Đại diện cho hộ gia đình có nhà ở thuộc diện được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đề nghị Ủy ban nhân dân xã (hoặc phường, thị trấn) ……………… xác nhận các nội dung sau đây:
1. Hiện trạng nhà ở của gia đình: ghi rõ là nhà ở bị hư hỏng cả 3 phần (nền móng, khung-tường và mái) cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc nhà ở chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường và mái) cần hỗ trợ sửa chữa: …………………………………………………………………………………
2. Mẫu nhà áp dụng nếu xây dựng mới: ………………………………….
3. Đề nghị cung ứng vật liệu để tự xây dựng nhà ở (nếu có nhu cầu):
TT | Tên vật liệu xây dựng | Đơn vị | Khối lượng | Ghi chú |
1 | Xi măng loại… | |||
2 | Thép | |||
3 | Tấm lợp…. | |||
4 | Gỗ | |||
5 | ….. |
4. Đề nghị hỗ trợ kinh phí để tự xây dựng nhà ở: ……………………….
5. Đề nghị tổ chức, đoàn thể giúp đỡ xây dựng nhà ở: …………………
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn) | Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú: UBND cấp xã phải kiểm tra thực trạng nhà ở để xác nhận: hiện trạng nhà ở của hộ gia đình bị hư hỏng cả 3 phần nền móng, khung-tường và mái) phải phá dỡ để xây mới hoặc chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường và mái) hoặc không thuộc diện được hỗ trợ; nếu nhà ở thuộc diện được hỗ trợ thì mới xác nhận tiếp các nội dung đăng ký của hộ gia đình tại các mục 2, 3, 4 và 5.
Tải về mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà
Cá nhân, hộ gia đình được áp dụng các biện pháp cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật. Khi có nhu cầu hỗ trợ cải thiện nhà ở phải làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hỗ trợ. Đơn xin hỗ trợ nhà ở phải bao gồm thông tin về người đang tìm kiếm hỗ trợ, hộ gia đình của họ và mong muốn được hỗ trợ của họ. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về miễn phí mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà tại đây:
Mời bạn xem thêm: thủ tục thành lập công ty mua bán nợ
Lưu ý:
Phần kính gửi cá nhân, hộ gia đình sẽ ghi cụ thể tên của CƠ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc hỗ trợ cải thiện nhà ở.
Phần nội dung của đơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở: yêu cầu người làm đơn sẽ cung cấp những thông tin về cá nhân, hộ gia đình, trình bày cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc làm đơn. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin trên là chính xác, chi tiết và đầy đủ, hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai thì sẽ tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn đề nghị hỗ trợ cải thiện nhà ở thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
Thủ tục xem xét hỗ trợ sửa chữa nhà được quy định như thế nào?
Hộ gia đình ông B thuộc diện hộ nghèo trong xã, do đó, nay nhà ông B đã xuống cấp, nhiều bức tường đã nứt vách có dấu hiệu sụp đổ. Ông B nghe nói có thể làm hồ sơ xin hỗ trợ chi phí cải thiện nhà ở, đây là cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục xem xét hỗ trợ sửa chữa nhà được quy định như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ khoản 4 Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:
Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
…
4. Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:
a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước:
Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
….
3. Thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
…
Như vậy, thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà được quy định như sau:
Bước 1: Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Bước 2: Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình cần hỗ trợ.
Bước 3: Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình có trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Bước 4: Xem xét hồ sơ và quyết định
– Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
– Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
– Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Những đối tượng sau được hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở:
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở.
– Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng.
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được.
1. Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
2. Cấp vốn làm nhà ở
+ Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện;
+Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;
+ Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ tự xây dựng nhà ở. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ này.