Chào Luật sư hiện nay tôi thấy tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Khi xem tin tức, đọc báo hay những câu chuyện hằng ngày đều có nhắc đến tranh chấp đất đai. Tôi thấy có nhiều loại tranh chấp đất đai khác nhau như tranh chấp đất đai thừa kế của những thành viên trong gia đình, tranh chấp đất đai của người thuê và người cho thuê đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất của các đối tượng… diễn ra ngày càng phổ biến. Tôi cũng thấy nhiều tình huống nhưng không biết nguyên do của những vấn đề trên là ở đâu? Nay tôi muốn hỏi rằng tại sao tranh chấp đất đai ngày càng nhiều? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi với. Tôi cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của luật sư X. Về câu hỏi “tại sao tranh chấp đất đai ngày càng nhiều” chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là một trong những loại tranh chấp phức tạp nhất hiện nay. Bởi nó được điều chỉnh bởi nhiều văn bản và có nhiều văn bản quy định, được cập nhật liên tục. Hiện nay quy định về tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng một số cách nhất định như giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa an. Khi có tranh chấp xảy ra, bản thân các đương sự cần hiểu được tính chất của loại tranh chấp mình đang có. Về Khái niệm tranh chấp đất đai có thể được hiểu là:
Đất đai: Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT quy định về khái niệm Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.
Tranh chấp đất đai: Quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tại sao tranh chấp đất đai ngày càng nhiều?
Hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu được lí do tại sao tranh chấp đất đai hiện nay diễn ra ngày càng nhiều. Nguyên nhân thì sẽ có nhiều nguyên nhân, gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh đó thì việc gia tăng nhu cầu thực hiện giao dịch về đất cũng dẫn đến một số tranh chấp. Về chủ quan thì có thể do nhiều chủ thể đã dùng thủ đoạn lừa đảo, gian dối trong lĩnh vực đất đai. Đồng thời đất đai là loại tài sản lớn nên vấn đề tranh chấp giữa các chủ thể diễn ra cũng nhiều. Cụ thể có các lí do là:
Nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đất đai: Về nguyên nhân chủ quan xuất phát từ việc công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều thiếu sót, không chặt chẽ. Kèm theo sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai còn nhiều sai phạm, trình độ quản lý của cán bộ địa phương còn non kém. Quy hoạch sử dụng đất đai còn lộn xộn, sử dụng đất không hợp lý, ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và quản lý đất đai không rõ ràng. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của bán bộ còn tiếu sát sao. Về nguyên nhân khách quan do đất đai trở thành tài sản có giá trị nên tác động đến tâm lý của nhiều người dẫn đến tình trạng bất chấp để tranh chấp để kiếm lợi ích.
Quan hệ đất đai là quan hệ dân sự nhưng vì phạm vi và tính đặc thù của nó nên trở nên rất đặc biệt. Vì cũng là một giao dịch dân sự nên mang các đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự thì tranh chấp đất đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng như sau:
Chủ thể của tranh chấp đất đai là chủ thể có quyền quản lý và quyền sử dụng đất bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Quyền sử dụng đất của các chủ thể nêu trên được xác lập dựa trên quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc sự công nhận, cho phép chuyển nhượng của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng.
Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia với tư cách là người quản lý hoặc người sử dụng đất .Do đó khi tranh chấp chỉ xảy ra khi các chủ thể tranh chấp đất đai có mâu thuẫn và bị xâm phạm đến quyền lợi về quản lý và sử dụng đất đai. Và những chủ thể có liên quan đến những quyền này mới được đề nghị giải quyết tranh chấp
Về đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý và quyền sử dụng đất đai. Đối tượng mà các chủ thể tranh chấp hướng tới là quyền được sử dụng và quản lý trên một phần đất cụ thể, chỉ khi đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng và quản lý đất đai thì mới được gọi là tranh chấp đất đai. Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp liên quan đến các vấn đề liên quan đến đất đai như diện tích, quyền sử dụng, mục đích sử dụng, các giao dịch dân sự liên quan.
Về hậu quả của tranh chấp đất đai: Tranh chấp đất đai phát sinh gây ra hậu quả về nhiều mặt như gây mất ổn định về chính trị và phá vỡ mối quan hệ xã hội, trật tự quản lý đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, Nhà nước
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay ra sao?
Hiện nay tùy theo cách lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai dẫn đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng khác nhau. Tranh chấp đất đai hiện nay có thể khiếu nại đến ủy ban nhân dân hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân. Trình tự thủ tục giải quyết đối với 2 chủ thể này cũng khác nhau. Do đóbạn đọc cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và chọn ra thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phù hợp nhất cho mỗi tranh chấp ở mỗi thời điểm. Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay là:
Căn cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh cấp đất đai cụ thể tại điều 203 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thuộc vào các dạng tranh chấp được trình bày như trên thì nếu các đương sự điều đầu tiên các bên phải tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã. Trong trường hợp có tranh chấp đất đai đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự có thể lựa chọn nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Đầu tiên các bên sẽ tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Phải hòa giải tại UBND cấp xã trước khi khởi kiện đất đai đúng không?
Hiện nay tranh chấp đất đai cần được hòa giải trước khi kiện ra tòa án. Việc hòa giải đất đai hiện nay được thực hiện theo quy định và do ủy ban nhân dân nơi có đất đứng ra chủ trì cho các đối tượng. Những tranh chấp đất đai ngoài ra còn được Tòa án giải quyết. Tuy nhiên có trường hợp mà đương sự không muốn tiến hành hòa giải mà muốn được tòa án trực tiếp giải quyết. Vậy có bắt buộc phải hòa giải rồi mới được khởi kiện không? Quy định về việc hòa giải và tiến hành khởi kiện tranh chấp đất đai hiện hành được quy định cụ thể như sau:
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”.
Cũng theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết này, đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã.
Như vậy, chỉ tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tại sao tranh chấp đất đai ngày càng nhiều?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa an…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế chi tiết, rõ ràng
- Tự ý thay đổi nhãn hiệu xe phạt bao nhiêu tiền theo quy định
- Tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Sau khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã mà các bên vẫn muốn giải quyết tranh chấp thì các bên chỉ được gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Sau khi hòa giải không thành tại UBND cấp xã, nếu đất không có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP các bên được lựa chọn một trong hai cách giải quyết sau:
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
– Đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết (tùy từng trường hợp cụ thể).
Khi xảy ra tranh chấp các bên đều có căn cứ riêng và có mục đích thắng kiện, nhưng trước khi khởi kiện các bên phải xem xét khả năng thắng kiện vì:
– Người khởi kiện mà thua kiện phải mất án phí, chưa kể các chi phí khác.
– Thời gian khởi kiện thường kéo dài.