Hợp thức hóa lãnh sự là một vấn đề pháp lý quan trọng được giao cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu về vấn đề này. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về vấn đề Tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự?
Căn cứ pháp lý
Tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự?
Sở dĩ đặt ra yêu cần hợp pháp hóa lãnh sự vì: việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của bạn sẽ giúp văn bản nước ngoài có giá trị về mặt pháp lý; sử dụng được tại Việt Nam.
Thủ tục này giúp bảo vệ quyền lợi cho người nước ngoài ở Việt Nam. Đồng thời các cơ quan Nhà nước cũng dễ dàng hơn khi quản lý người nước ngoài. Như vậy:
Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự là việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam; đều chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ. Tuy nhiên, việc chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu chứ không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của tài liệu.
Hợp pháp hóa lãnh sự có thời hạn bao lâu?
Thời hạn hợp thức hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao; hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Cụ thể:
- Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Quy trình thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự
Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao
Điều 14 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ gồm hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao như sau
- 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
- Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
- 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt; hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
- 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều luật này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm:
- 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
- Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
- 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao; hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam; hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ; tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
- 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều luật này để lưu tại Cơ quan đại diện.
Quy trình hợp pháp hóa tại Việt Nam
Đối với người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam, cần phải xin giấy xác nhận độc thân và hoàn tất những quy trình dưới đây mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ kết hôn ở nước ngoài.
Bước 2: Xác nhận của cơ quan Bộ Ngoại Giao nước ngoài.
Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Bước 4: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, gửi đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
Bước 5: Dịch hồ sơ ra tiếng Việt Nam và công chứng hồ sơ.
Quy trình hợp pháp hóa tại nước ngoài
Đối với công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài cũng thực hiện xin giấy xác nhận độc thân và thực hiện đầy đủ quy trình mới có thể ra nước ngoài kết hôn.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục kết hôn ở Việt Nam.
Bước 2: Dịch hồ sơ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và công chứng.
Bước 3: Xin xác nhận từ Cơ quan của Bộ Ngoại Giao Việt Nam
Bước 4: Bản Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán của nước ngoài tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài.
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của Luật sư X
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp.
Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Tại sao nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Luật sư X?
Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện; đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy từng quốc gia cụ thể mà sẽ có mức chi phí khác nhau. Với mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Luật sư X giải đáp thắc mắc về Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự
Có thể bạn quan tâm
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự trọn gói
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Tại sao phải hợp thức hóa lãnh sự?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ ngay ở: 083310102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về vấn đề hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP; “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.
Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ),
Chi phí này mới chỉ là chi phí từ phía cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhưng để sử dụng giấy tờ, tài liệu đó ở Việt Nam hoặc nước ngoài; cần phải thêm chi phí Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó. Phí này sẽ khác nhau tùy từng quốc gia.