Xin chào Luật sư, hiện tại tôi đang là sinh viên ngành Luật và tương lai có mong muốn được làm trong Nhà nước. Tôi thấy trong Nhà nước có rất nhiều tài liệu quan trọng và Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì dân dân. Vậy tại sạo những có những tài liệu trong Nhà nước lại không thể tiết lộ ra bên ngoài? Tôi rất mong có thể nhận được sự tư vấn của Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Tại sao phải bảo vệ bí mật nhà nước?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 2 Luật bảo vệ bí mật nhà nước quy định cụ thể như sau:
“2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước”.
Hiện nay ở Việt nam có thể thấy trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới, mở rộng hợp tác với các quốc gia trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng và quan tâm đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước Chính phủ, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo bảo vệ bí mật nhà nước các cấp đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn để việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đi vào nền nếp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với nguy cơ lộ, lọt, mất bí mật nhà nước. Trên địa bàn tỉnh, công tác bảo vệ bí mật nhà nước được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên việc thực hiện tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn một số tồn tại liên quan đến việc đề xuất độ mật, quy trình gửi nhận tài liệu thuộc danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, nhận thức của một số cán bộ, đảng viên còn chủ quan…
Tại sao phải bảo vệ bí mật nhà nước?
Công tác bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) có vị trí đặc biệt quan trọng trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, có quan hệ trực tiếp đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc. Hiện nay, quan hệ cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế thương mại diễn ra vô cùng khốc liệt, nếu chỉ để lộ, mất một vài điều bí mật là có thể dẫn đến khủng hoảng của cả một nền kinh tế lớn.
Những nguyên tắc của việc bảo vệ bí mật nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy ta thấy pháp luật đã quy định các nguyên tắc cụ thể về vấn đề bảo vệ bí mật nhà nước và theo đó hiện nay các nguyên tắc này cũng được phát huy trong các kế hoạch của Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện chính sách hội nhập, mở cửa với bên ngoài, môi trường hợp tác giao lưu ngày càng thuận tiện, sẽ bộc lộ những sơ hở trong quản lý, bảo vệ bí mật nhà nước. Bên cạnh đó, các quốc gia khác trên thế giới sẽ tiếp tục đường lối hợp tác, đa phương hoá quan hệ; các cơ quan đặc biệt nước ngoài sẽ sử dụng nhiều phương tiện hiện đại để đưa vào nội địa và nội bộ để thu thập thông tin trực tiếp hoặc từ xa tin tức, tài liệu trên các mặt đời sống xã hội, kinh tế của nước khác để phục vụ cho lợi ích quốc gia của họ.
Do đó, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước càng được coi trọng hơn bao giờ hết, nhất là trong công tác bảo vệ bí mật các chủ trương, đường lối quan hệ ngoại giao, chiến lược phát triển kinh tế chưa được Đảng và Nhà nước công bố công khai. Để tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước, Phòng An ninh chính trị nội bộ tiếp tục phục vụ Giám đốc Công an tỉnhtham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về bảo vệ bí mật nhà nước, gắn công tác bảo vệ bí mật nhà nước với công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn các quy định về pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là công tác tự quản lý, tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, địa phương. Kịp thời phát hiện và chỉ đạo khắc phục ngay những sơ hở thiếu sót trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, ngăn chặn không để xảy ra các vụ việc lộ, mất bí mật nhà nước. Đặc biệt, tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh xây dựng Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước để triển khai đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, qua đó đưa công tác này đi vào nền nếp.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương cần kịp thời triển khai và thực hiện đầy đủ, đúng các quy định của Đảng, Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước ban hành Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước để tổ chức thực hiện; thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước để chủ động phát hiện và khắc phục ngay các hạn chế, thiếu sót trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động về các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước nâng cao nghiệp vụ bảo vệ bí mật nhà nước đối với những cán bộ thường xuyên có điều kiện tiếp xúc với bí mật nhà nước. Phân công cán bộ thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước và có chế độ, chính sách bảo đảm theo quy định
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước như: chấp hành nghiêm túc việc tiếp nhận, thống kê, lưu giữ, bảo quản; việc vận chuyển, giao nhận; việc soạn thảo, in, sao, chụp văn bản tài liệu chứa bí mật nhà nước (nghiêm cấm việc soạn thảo, lưu giữ, truyền đưa thông tin, tài liệu chứa bí mật nhà nước trên các thiết bị có kết nối mạng Internet).
Quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy chế bảo vệ bí mật nhà nước quy chế về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của cơ quan, đơn vị; khi tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật với tổ chức, cá nhân nước ngoài phải chuẩn bị kỹ về nội dung, thực hiện đúng chương trình được phê duyệt; không tiết lộ bí mật nhà nước cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Ý nghĩa của bảo vệ bí mật Nhà nước?
Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước (BMNN) là nhiệm vụ quan trọng của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh mẽ như hiện nay, để thực hiện mưu đồ chính trị, các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng triệt để internet để thu thập tin tức BMNN; sử dụng kỹ thuật công nghệ cao thông qua internet tấn công phá hoại cơ sở dữ liệu quan trọng trên mọi lĩnh vực nhằm thực hiện ý đồ chống phá. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác bảo vệ BMNN.
Công tác bảo vệ bí mật nhà nước có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ an ninh tổ quốc. Cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay đã thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội để nâng cao đời sống của nhân dân. Tình hình bảo vệ BMNN trên không gian mạng ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin, lộ, mất BMNN, phá hoại hệ thống mạng thông tin Việt Nam luôn ở mức cao; hệ thống thông tin của các cơ quan Chính phủ, các Tập đoàn, Tổng công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính của nhà nước tiếp tục là mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc; bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động, bọn tội phạm lợi dụng triệt để những thành tựu khoa học của nhân loại để tấn công, thu thập, chiếm đoạt thông tin, tài liệu có nội dung BMNN, nhất là trên hệ thống mạng Internet hiện nay.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tại sao phải bảo vệ bí mật nhà nước?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2020
- Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo vệ bí mật nhà nước
- Quyết định số 34/2021/QĐ-UBND về quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Câu hỏi thường gặp:
– Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
– Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
– Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
– Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
– Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
– Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.