Xăng dầu là nguồn nhiên liệu không tái tạo vì vậy việc tiêu dùng một cách hợp lý tài nguyên này là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều mong muốn có thể giải quyết trong tương lại. Ngoài ra, xăng dầu còn là chất bắt lửa vì vậy việc tránh lửa ở cây xăng cũng được mọi người chú trọng. Khi đi đổ xăng ta cũng có thể thấy được những biển hiểu cấm lửa tại xây xăng. Tuy nhiên tôi vẫn để ý thế một số người hút thuốc và sử dụng điện thoại khi đứng gần cây xăng. Luật sư có thể cho tôi biết Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa gì tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa của Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về sử dụng cây xăng
Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch, đảm bảo yêu cầu an toàn giao thông, an toàn PCCC và vệ sinh môi trường; Kiến trúc cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị.
Ngoài ra, đường và bãi đỗ xe dành cho xe ra vào mua và nhập xăng dầu phải đảm bảo chiều rộng 1 làn xe đi trong bãi đỗ xe không nhỏ hơn 3,5 m; đường 2 làn xe đi không nhỏ hơn 6,5 m; bãi đỗ xe để xuất, nhập xăng dầu không được phủ bằng vật liệu có nhựa đường.
Đặc biệt, các cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy PCCC ở các vị trí dễ thấy, có biển cấm lửa và hiệu lệnh báo cháy; phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định…
Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa?
Xăng có thành phần chính là các ankan lỏng, do ankan lỏng dễ bay hơi nên ở các điểm bán xăng luôn có hơi xăng. Khi gặp lửa hoặc tàn lửa của thuốc lá thì rất dễ để hơi xăng bắt lửa và bốc cháy sẽ vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, đối với điện thoại di động khi gọi hoặc nghe tại thời điểm đó sóng điện thoại phát ra khá mạnh gây ra hiện tượng cộng hưởng và tương tác điện từ gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bắt lửa.
Vì vậy, ở các cây xăng người ta cấm hút thuốc và cấm sử dụng điện thoại di động.
Nguyên nhân sử dụng điện thoại di động trong cây xăng gây cháy nổ?
Điện thoại di động có thể phát ra sóng điện thoại di động trong lúc máy hoạt động. Và sóng điện thoại di động phát ra tiếp xúc với các sóng xung quanh phát sinh ra tia lửa nhỏ. Tuy nhiên, trong môi trường dễ gây cháy nổ cao như cây xăng thì những tia lửa nhỏ có khả năng gây cháy nổ cao hơn. Do đó, trạm xăng dầu cấm các hành vi sử dụng điện thoại di động trong lúc vào cây xăng.
Sử dụng điện thoại di động trong cây xăng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, đối với trường hợp sử dụng điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm như trạm xăng thì sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Hút thuốc ở cây xăng bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi mang diêm, bật lửa đến các cây xăng có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng và hành vi sử dụng chúng sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng và 5.000.000 đồng.
Như vậy, nếu bạn dùng diêm, bật lửa, nguồn lửa khác để hút thuốc thì có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy hành vi, kể cả bạn sử dụng thuốc lá điện tử vì trong đây có nguồn điện bên trong.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hành chính tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dò mã số thuế cá nhân vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 313 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy như sau:
Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên và Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”, văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho cơ sở;
Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
Phương án chữa cháy;
Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
Quy định về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
Các quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.