Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Minh, tôi là một người thuộc giới tính thứ 3. Bản thân tôi thì muốn kết hôn với một người đàn ông nhưng theo những gì mà pháp luật quy định thì hiển nhiên không được làm vậy. Tại sao ngày nay khi mà xã hội phát triển như vậy, thế kỉ 21 đến nơi rồi nhưng vẫn không cho phép kết hôn đồng giới. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi tại sao Nhà nước ta không cho phép hôn nhân đồng giới không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Tại sao Nhà nước ta không cho phép hôn nhân đồng giới?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Hôn nhân đồng giới là gì?
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về sinh học. Đó có thể là cuộc sống chung giữa hai người là đồng tính nam hoặc đồng tính nữ với nhau. Hôn nhân giữa những người này xuất phát từ tình yêu đồng giới. Họ tìm thấy ở những người cùng giới tính như mình sự yêu thương, sự đồng cảm, ấm áp và mong muốn cùng nhau về chung một nhà.
Tại sao Nhà nước ta không cho phép hôn nhân đồng giới?
Quan hệ vợ chồng được thừa nhận trên cơ sở kết hôn, bởi lẽ, hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết này phải được thừa nhận bằng một hình thức pháp lý mà thông qua đó Nhà nước thừa nhận bằng một hình thức pháp lý – đăng ký kết hôn. Theo pháp luật Việt Nam, việc thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ phải được thực hiện thông qua việc đăng ký kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác không tuân thủ quy định về đăng ký kết hôn đều không được pháp luật công nhận. Điều đó có thể khẳng định kết hôn là sự kiện pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo trình tự thủ tục luật định, nhằm công nhận các bên kết hôn là vợ chồng. Không phải bất kì ai cũng có thể đăng ký kết hôn mà phải thỏa mãn các điều kiện về kết hôn mà pháp luật quy định thì họ mới được kết hôn. Việc kết hôn sẽ không được coi là hợp pháp nếu thiếu một trong các sự kiện hoặc hành vi dẫn đến việc kết hôn đó có giá trị pháp lý. Theo đó, tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.
Việc hai người cùng giới tính kết hôn và chung sống với nhau, tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là “cấm” không được phép thực hiện, nếu cố tình thực hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại khoản 2 Điều 8: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. “Không thừa nhận” nghĩa là không cấm nhưng cũng không công nhận họ là vợ chồng về mặt pháp lí. Những người đồng giới có thể tổ chức đám cưới, tiệc cưới công khai, công khai chung sống với nhau như vợ chồng nhưng họ không được đăng ký kết hôn, không được hưởng các quyền lợi như những cặp vợ chồng bình thường khác. Và khi Luật mới năm 2014 được thông qua, có hai quan điểm trái chiều về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, đó là:
Quan điểm thứ nhất đồng ý với việc không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Họ cho rằng, trong giai đoạn hiện nay Nhà nước ta chưa nên thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính, nhưng trong Luật Hôn nhân và gia đình cần phải có các quy định để một mặt góp phần ngăn ngừa thái độ kỳ thị đối với những người cùng giới tính, mặt khác, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các quan hệ về tài sản và con (nếu có) trong trường hợp họ sống chung với nhau như vợ chồng. Bởi vì, đứng ở góc độ quyền con người thì người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân, họ được lao động, học tập, khám bệnh, chữa bệnh, khai sinh, khai tử, kết hôn…. có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Thực tế cho thấy, vấn đề kết hôn giữa những người đồng tính là một vấn đề diễn ra phổ biến, công khai hiện nay. Tình trạng những người đồng tính, song tính, chuyển giới khi lấy nhau đã bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí xa lánh họ, coi đó là một hiện tượng bất thường cần phải loại trừ ra khỏi xã hội. Chính vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề này để giảm bớt hiện tượng xấu trong xã hội, đó là điều hợp lý, phù hợp với thực tế xã hội.
Quan điểm thứ hai cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính là không phù hợp với chức năng xã hội của hôn nhân cũng như với quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình ở nước ta. Luật quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính là phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam cũng như mục đích của việc kết hôn. Do đó, cần tiếp tục duy trì quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Mỗi quan điểm đều có lập luận hợp lý. Không thể phủ nhận rằng số người đồng tính bẩm sinh có nhu cầu luyến ái là một nhu cầu thực tế, nếu ngăn cản họ thì hạn chế quyền tự do cá nhân của họ, mà đồng tính luyến ái không phải là tệ nạn, cũng không gây hậu quả xấu cho xã hội khi họ kết hôn. Tuy nhiên, trong một xã hội truyền thống như Việt Nam, việc chấp nhận hôn nhân đồng giới tại thời điểm này là một khó khăn. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu đối với những người đồng giới pháp luật không cấm việc chung sống với nhau của những người đồng tính, nhưng pháp luật cũng không thừa nhận họ là vợ chồng, nhằm đảm bảo đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc.
Khi nào thì hôn nhân đồng giới được công nhận ở Việt Nam?
Theo các thống kê được đưa ra, thì ước tính có khoảng 2,5 triệu người đồng tính ở Việt Nam. Con số đó không phải nhỏ, nhưng cũng chưa phải là lớn nếu so với quốc gia có số dân gần 90 triệu người.
Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề này rất khác nhau. Nhiều người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, thể hiện tính nhân văn, giảm kỳ thị của xã hội. Tuy nhiên, ở mặt khác của vấn đề, hôn nhân đồng giới được cho là không phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi giống. Điều quan trọng là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới liệu sẽ dẫn đến bao nhiêu hệ lụy tiêu cực xã hội mà pháp luật chưa lường hết.
Việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản đưa ra một quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là xong, mà còn phải xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật. Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con… Theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tại sao Nhà nước ta không cho phép hôn nhân đồng giới?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: cách viết mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh như nào, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Kết hôn đồng giới đã được luật Hôn nhân gia đình thừa nhận chưa?
- Hôn nhân đồng giới ở việt nam có hợp pháp hay không?
- Kết hôn đồng giới được luật Hôn nhân gia đình quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Theo Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và Luật khác có liên quan.
Căn cứ quy định này, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người này sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Một trong số các quyền nhân thân là quyền đăng ký kết hôn.
Như vậy, sau khi chuyển giới, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.
Nói tóm lại, đến thời điểm này, quy định về kết hôn đồng giới tại Việt Nam đã “mở” hơn trước đây. Tuy nhiên, mặc dù không còn cấm nhưng Việt Nam cũng không công nhận mối quan hệ này.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thì vi phạm chế độ hôn nhân là những hành vi như:
+ Đang có vợ/chồng nhưng lại kết hôn với người khác;
+ Đang có vợ/chồng nhưng lại chung sống như vợ chồng với người khác;
+ Chưa có vợ/chồng nhưng kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Chưa có vợ/chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, vi phạm chế độ hôn nhân, vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng là việc một người trong thời kì hôn nhân kết hôn/sống chung như vợ chồng với người khác, ngoài vợ/chồng hiện tại.