Dịch covid từ cuối tháng tư có những diễn biến rất phức tạp đến hiện tại vẫn chưa chấm dứt. Mối quan tâm của nhiều người dân về việc đóng thuế ra sao? Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân vì Covid-19 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nha!
Cơ sở pháp lý
Thông báo 209/TB-VPCP
Nội dung tư vấn
Thuế là gì?
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà người dân, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước. Phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành; không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra; và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Vậy ai được miễn giảm thuế?
Sự ra đời và tồn tại của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng; và sự xuất hiện của Nhà nước – pháp luật. Vậy thuế có vai trò như thế nào?
Thuế có vai trò gì?
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng. Vậy Tại sao cần Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân vì Covid-19
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân vì Covid-19
Theo đó, Thường trực Chính phủ và các cơ quan tham dự cuộc họp cơ bản nhất trí với các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 theo đề xuất của Bộ Tài chính theo tinh thần:
– Các giải pháp khi được ban hành cần phát huy hiệu quả cao nhất, hỗ trợ kịp thời cho người dân, doanh nghiệp, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết để có thể thực hiện ngay việc Miễn giảm thuế;
– Cân nhắc phân tích, đánh giá kỹ tác động giảm thuế thu nhập đối với các đối tượng, về thuế giá trị gia tăng cân nhắc mở rộng đối tượng đảm bảo công bằng, tham vấn thêm ý kiến cộng đồng doanh nghiệp.
– Thời hạn áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế trước mắt thực hiện trong năm 2021.
Tại sao cần miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân vì Covid-19
Chúng ta thấy rằng, hiện nay dịch bệnh covid 19 đang có diễn biến rất phức tạp. Có rất nhiều tỉnh thành Việt Nam dã giãn cách xã hội, đặc biệt có cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hai thành phố này được xem là linh hồn của sự phát triển. Chính vì vậy, những cá nhân sinh sống và làm việc tại đây rất nhiều. Các doanh nghiệp đóng quân tại đây chiếm hơn nữa các tỉnh thành khác cộng lại. Nhất là những doanh nghiệp còn phải trả lương cho nhân viên khi khách hàng ít. Hạn chế di chuyển như hiện nay.
Theo đó, việc giãn cách xã hội làm cho nguồn thu của người dân và doanh nghiệp hạn hẹp. Vì vậy, chính sách miễn giảm thuế là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.
Hy vọng bài viết Tại sao cần miễn giảm thuế cho doanh nghiệp người dân vì Covid-19? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng; (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức; cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên; tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục; kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.
Đê gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển; đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất – các luật thuế.
Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.